Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir ngày 10/6 cho biết sẽ đề nghị Liên minh châu Phi (AU) làm trung gian hòa giải với Sudan xung quanh tranh cãi về dầu mỏ, đồng thời tuyên bố sẽ không để đất nước một lần nữa rơi vào chiến tranh.
Phát biểu với báo giới, Tổng thống Nam Sudan Kiir cam kết “sẽ không để người dân Nam Sudan quay trở lại tình trạng chiến tranh một cách không cần thiết."
Ông Kiir kêu gọi người dân nước này giữ bình tĩnh và kiên nhẫn trong khi chính phủ phối hợp với các nhà trung gian hòa giải AU giải quyết bế tắc với nước láng giềng phía Bắc, đồng thời hối thúc các nước trong khu vực và thế giới can dự về mặt ngoại giao với Sudan để bảo vệ cuộc sống của nhân dân hai nước cũng như khuyến khích chính quyền Khartoum tham gia đối thoại hòa bình với lực lượng nổi dậy trong nước.
Cùng ngày, Bộ trưởng Dầu mỏ Nam Sudan Stephen Dhieu Dau tuyên bố nước này vẫn tiếp tục xuất khẩu dầu thô qua lãnh thổ của Sudan, bất chấp thông báo ngày 9/6 của Khartoum về việc ngừng chín thỏa thuận an ninh và kinh tế, trong đó có thỏa thuận dầu mỏ ký kết hồi tháng Ba vừa qua, với cáo buộc Juba hỗ trợ phiến quân chống Sudan.
Theo ông Dhieu Dau, Nam Sudan vẫn tiếp tục sản xuất dầu mỏ vì chưa nhận được thông tin chính thức nào từ Chính phủ Sudan.
Từ khi khôi phục hoạt động sản xuất dầu hồi tháng Tư vừa qua, Nam Sudan đã xuất khẩu khoảng 7 triệu thùng dầu thô qua lãnh thổ của Sudan. Theo tiết lộ của các quan chức Nam Sudan, sản lượng khai thác dầu tại mỏ Palouge ở bang Thượng Nile đạt khoảng 200.000 thùng dầu/ngày.
Ngày 8/6 vừa qua, Tổng thống Sudan Omar al-Bashir đã ra lệnh đóng cửa tuyến đường ống xuất khẩu dầu mỏ của Nam Sudan qua lãnh thổ Sudan do Juba vẫn tiếp tục hỗ trợ lực lượng phiến quân Mặt trận Cách mạng.
Khartoum và Juba đã nhất trí nối lại hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Nam Sudan thông qua các đường ống dẫn dầu của Sudan như một phần của việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác, được ký tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia năm 2012.
Trong cuộc đàm phán tại Ethiopia cuối tháng Ba vừa qua, hai nước đã đạt được thỏa thuận về kế hoạch nối lại hoạt động xuất khẩu dầu cũng như thực hiện tám thỏa thuận quan trọng khác.
Nếu hoạt động xuất khẩu dầu mỏ được khôi phục bình thường, mỗi ngày sẽ có từ 250.000-350.000 thùng dầu được bơm từ Nam Sudan qua Sudan, đem lại hàng tỷ USD doanh thu cho hai quốc gia đang gặp nhiều khó khăn về kinh tế này.
Tuy nhiên, Khartoum lâu nay cáo buộc Nam Sudan huận thuẫn phiến phân tại các bang Nam Kordofan, Nile Xanh và Dafour, điều mà Juba luôn bác bỏ./.
Phát biểu với báo giới, Tổng thống Nam Sudan Kiir cam kết “sẽ không để người dân Nam Sudan quay trở lại tình trạng chiến tranh một cách không cần thiết."
Ông Kiir kêu gọi người dân nước này giữ bình tĩnh và kiên nhẫn trong khi chính phủ phối hợp với các nhà trung gian hòa giải AU giải quyết bế tắc với nước láng giềng phía Bắc, đồng thời hối thúc các nước trong khu vực và thế giới can dự về mặt ngoại giao với Sudan để bảo vệ cuộc sống của nhân dân hai nước cũng như khuyến khích chính quyền Khartoum tham gia đối thoại hòa bình với lực lượng nổi dậy trong nước.
Cùng ngày, Bộ trưởng Dầu mỏ Nam Sudan Stephen Dhieu Dau tuyên bố nước này vẫn tiếp tục xuất khẩu dầu thô qua lãnh thổ của Sudan, bất chấp thông báo ngày 9/6 của Khartoum về việc ngừng chín thỏa thuận an ninh và kinh tế, trong đó có thỏa thuận dầu mỏ ký kết hồi tháng Ba vừa qua, với cáo buộc Juba hỗ trợ phiến quân chống Sudan.
Theo ông Dhieu Dau, Nam Sudan vẫn tiếp tục sản xuất dầu mỏ vì chưa nhận được thông tin chính thức nào từ Chính phủ Sudan.
Từ khi khôi phục hoạt động sản xuất dầu hồi tháng Tư vừa qua, Nam Sudan đã xuất khẩu khoảng 7 triệu thùng dầu thô qua lãnh thổ của Sudan. Theo tiết lộ của các quan chức Nam Sudan, sản lượng khai thác dầu tại mỏ Palouge ở bang Thượng Nile đạt khoảng 200.000 thùng dầu/ngày.
Ngày 8/6 vừa qua, Tổng thống Sudan Omar al-Bashir đã ra lệnh đóng cửa tuyến đường ống xuất khẩu dầu mỏ của Nam Sudan qua lãnh thổ Sudan do Juba vẫn tiếp tục hỗ trợ lực lượng phiến quân Mặt trận Cách mạng.
Khartoum và Juba đã nhất trí nối lại hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Nam Sudan thông qua các đường ống dẫn dầu của Sudan như một phần của việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác, được ký tại thủ đô Addis Ababa của Ethiopia năm 2012.
Trong cuộc đàm phán tại Ethiopia cuối tháng Ba vừa qua, hai nước đã đạt được thỏa thuận về kế hoạch nối lại hoạt động xuất khẩu dầu cũng như thực hiện tám thỏa thuận quan trọng khác.
Nếu hoạt động xuất khẩu dầu mỏ được khôi phục bình thường, mỗi ngày sẽ có từ 250.000-350.000 thùng dầu được bơm từ Nam Sudan qua Sudan, đem lại hàng tỷ USD doanh thu cho hai quốc gia đang gặp nhiều khó khăn về kinh tế này.
Tuy nhiên, Khartoum lâu nay cáo buộc Nam Sudan huận thuẫn phiến phân tại các bang Nam Kordofan, Nile Xanh và Dafour, điều mà Juba luôn bác bỏ./.
(TTXVN)