Ngày 31/10, công ty môi giới chứng khoán MF Global Holdings Ltd. đã đệ đơn xin bảo hộ phá sản, trở thành nạn nhân đầu tiên trên Phố Wall của cuộc khủng hoảng nợ công tại Eurozone, do những khoản thua lỗ liên quan đến số trái phiếu của các chính phủ châu Âu mà công ty này đang nắm giữ.
Ngay sau khi thông tin trên xuất hiện, sự chú ý được hướng vào JPMorgan Chase và các chi nhánh của Deutche Bank, hai chủ nợ lớn nhất của MF Global.
Trong tình huống tồi tệ nhất, việc MF Global phá sản sẽ khiến thị trường tín dụng và các công ty tài chính miễn cưỡng trong việc cho các công ty khác vay tiền.
Tuy nhiên, vụ phá sản này sẽ không thể gây ra ảnh hưởng lớn như sự sụp đổ của Lehman Brothers năm 2008, do tập đoàn này lớn hơn nhiều và có nhiều mối quan hệ với các công ty khác.
Mặc dù vậy, sau khi MF Global đệ đơn xin phá sản, cổ phiếu ngân hàng trên Phố Wall lao dốc mạnh, với Morgan Stanley mất 8,7%, Citigroup giảm 7,5%, Bank of America Corp. là 7,1% và Goldman mất 5,5%.
Ủy ban giao dịch chứng khoán và Ủy ban giao dịch hàng hóa kỳ hạn đã đề cập tới khả năng chuyển tài khoản các khách hàng của MF Global sang một hãng khác. Hai cơ quan này nhấn mạnh việc tiến hành phá sản dưới sự giám sát của Tập đoàn bảo vệ các nhà đầu tư chứng khoán (SIPC) là cách giải quyết thận trọng nhất và an toàn nhất để bảo vệ tài khoản và tài sản của khách hàng.
Với khả năng cung cấp tới 500.000 USD cho mỗi khách hàng của một công ty môi giới bị phá sản, SIPC ngày 31/10 thông báo tập đoàn đang tiến hành thanh toán nợ của MF Global theo thủ tục thông thường.
Tuần trước, khi MF Global thông báo khoản lỗ ròng quý 3 lớn chưa từng có, các cơ quan xếp hạng tín dụng đã hạ mức xếp hạng của công ty này.
Các nhà chức trách cũng như các đối tác kinh doanh đã yêu cầu MF Global huy động thêm tiền mặt để đảm bảo các giao dịch. Công ty đã tìm kiếm các nhà đầu tư hoặc người mua nước ngoài, song không đạt kết quả trước thời hạn mà các nhà chức trách đặt ra.
Giao dịch trên thị trường chứng khoán của MF Global đã bị dừng trong phiên giao dịch sáng ngày 31/10.
Tính tới tuần trước, MF Global nắm giữ 6,29 tỷ USD nợ của Italy, Tây Ban Nha, Bỉ, Bồ Đào Nha và Ireland. Trong số này, 1,37 tỷ USD là trái phiếu của Bồ Đào Nha và Ireland, những nước đã phải nhận cứu trợ của Liên minh châu Âu và hơn một nửa là trái phiếu của Italy, nước đang phải chịu chi phí vay mượn tăng lên trong những ngày gần đây. Số trái phiếu này có lãi suất cao hơn so với trái phiếu của Mỹ, vì các nước phát hành có khả năng vỡ nợ cao hơn Mỹ.
Sự phá sản của MF Global đã cho thấy sự nguy hiểm của việc đầu tư vào trái phiếu chính phủ, vì đây là thị trường dễ bị tổn thương.
Ngoài ra, sự sụp đổ MF Global có thể một phần thuộc về trách nhiệm của người điều hành là cựu Thống đốc bang New Jersey, Jon Corzine, khi ông quyết định đầu tư vào các sản phẩm phái sinh. Những giao dịch vì mục đích lợi nhuận, được biết như những giao dịch độc quyền, là nguyên nhân chính cho khoản thua lỗ trong quý vừa qua của MF Global.
Nếu tính cả các công ty con, MF Global có số tài sản trị giá 41,05 tỷ USD, trong khi nợ 39,68 tỷ USD. Vụ phá sản của công ty này có thể là vụ phá sản lớn thứ 8 của các công ty Mỹ trong 30 năm qua./.
Ngay sau khi thông tin trên xuất hiện, sự chú ý được hướng vào JPMorgan Chase và các chi nhánh của Deutche Bank, hai chủ nợ lớn nhất của MF Global.
Trong tình huống tồi tệ nhất, việc MF Global phá sản sẽ khiến thị trường tín dụng và các công ty tài chính miễn cưỡng trong việc cho các công ty khác vay tiền.
Tuy nhiên, vụ phá sản này sẽ không thể gây ra ảnh hưởng lớn như sự sụp đổ của Lehman Brothers năm 2008, do tập đoàn này lớn hơn nhiều và có nhiều mối quan hệ với các công ty khác.
Mặc dù vậy, sau khi MF Global đệ đơn xin phá sản, cổ phiếu ngân hàng trên Phố Wall lao dốc mạnh, với Morgan Stanley mất 8,7%, Citigroup giảm 7,5%, Bank of America Corp. là 7,1% và Goldman mất 5,5%.
Ủy ban giao dịch chứng khoán và Ủy ban giao dịch hàng hóa kỳ hạn đã đề cập tới khả năng chuyển tài khoản các khách hàng của MF Global sang một hãng khác. Hai cơ quan này nhấn mạnh việc tiến hành phá sản dưới sự giám sát của Tập đoàn bảo vệ các nhà đầu tư chứng khoán (SIPC) là cách giải quyết thận trọng nhất và an toàn nhất để bảo vệ tài khoản và tài sản của khách hàng.
Với khả năng cung cấp tới 500.000 USD cho mỗi khách hàng của một công ty môi giới bị phá sản, SIPC ngày 31/10 thông báo tập đoàn đang tiến hành thanh toán nợ của MF Global theo thủ tục thông thường.
Tuần trước, khi MF Global thông báo khoản lỗ ròng quý 3 lớn chưa từng có, các cơ quan xếp hạng tín dụng đã hạ mức xếp hạng của công ty này.
Các nhà chức trách cũng như các đối tác kinh doanh đã yêu cầu MF Global huy động thêm tiền mặt để đảm bảo các giao dịch. Công ty đã tìm kiếm các nhà đầu tư hoặc người mua nước ngoài, song không đạt kết quả trước thời hạn mà các nhà chức trách đặt ra.
Giao dịch trên thị trường chứng khoán của MF Global đã bị dừng trong phiên giao dịch sáng ngày 31/10.
Tính tới tuần trước, MF Global nắm giữ 6,29 tỷ USD nợ của Italy, Tây Ban Nha, Bỉ, Bồ Đào Nha và Ireland. Trong số này, 1,37 tỷ USD là trái phiếu của Bồ Đào Nha và Ireland, những nước đã phải nhận cứu trợ của Liên minh châu Âu và hơn một nửa là trái phiếu của Italy, nước đang phải chịu chi phí vay mượn tăng lên trong những ngày gần đây. Số trái phiếu này có lãi suất cao hơn so với trái phiếu của Mỹ, vì các nước phát hành có khả năng vỡ nợ cao hơn Mỹ.
Sự phá sản của MF Global đã cho thấy sự nguy hiểm của việc đầu tư vào trái phiếu chính phủ, vì đây là thị trường dễ bị tổn thương.
Ngoài ra, sự sụp đổ MF Global có thể một phần thuộc về trách nhiệm của người điều hành là cựu Thống đốc bang New Jersey, Jon Corzine, khi ông quyết định đầu tư vào các sản phẩm phái sinh. Những giao dịch vì mục đích lợi nhuận, được biết như những giao dịch độc quyền, là nguyên nhân chính cho khoản thua lỗ trong quý vừa qua của MF Global.
Nếu tính cả các công ty con, MF Global có số tài sản trị giá 41,05 tỷ USD, trong khi nợ 39,68 tỷ USD. Vụ phá sản của công ty này có thể là vụ phá sản lớn thứ 8 của các công ty Mỹ trong 30 năm qua./.
Lê Minh (TTXVN/Vietnam+)