Năng lượng sạch đáp ứng 80% nhu cầu vào 2050

Năng lượng tái sinh sẽ đáp ứng 80% nhu cầu thế giới vào năm 2050 và đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Năng lượng tái sinh có thể đáp ứng 80% nhu cầu về năng lượng trên thế giới vàonăm 2050 và đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàncầu.

Đây là nội dung chính trong báo cáo của Ủy ban liên chính phủ của Liên hợp quốcvề biến đổi khí hậu (IPCC), được đại diện của 194 nước thành viên Liên hợp quốcthông qua trong ngày 9/5.

Trước đó, 120 nhà khoa học của nhiều nước trên thế giới đã được huy động để hoàntất báo cáo về biến đổi khí hậu này. Giới chuyên gia đã xem xét khả năng của cácloại năng lượng tái sinh như năng lượng sinh học, Mặt Trời, gió, địa nhiệt, thủyđiện và năng lượng đại dương nhưng không đề cập đến năng lượng hạt nhân.

Theo báo cáo của IPCC, sáu loại năng lượng tái sinh kể trên đã đáp ứng 12,9% nhucầu năng lượng thế giới trong năm 2008.

Để đạt được mục tiêu đề ra, Liên hợp quốc kêu gọi chính phủ các nước thúc đẩycác chính sách đưa năng lượng tái sinh vào mạng lưới năng lượng quốc gia; đề caolợi ích của loại năng lượng này trong việc giảm ô nhiễm không khí và cải thiệnsức khỏe con người.

Theo các chuyên gia về chống biến đổi khí hậu của Liên hợp quốc, việc sử dụngnăng lượng tái sinh trên thế giới đang tăng lên, trong khi giá của loại nănglượng này đang giảm. Do vậy, với chính sách đúng đắn, năng lượng tái sinh sẽ làcông cụ quan trọng vừa chống biến đổi khí hậu hiệu quả, vừa giúp các nước đangphát triển phát triển kinh tế bền vững.

Việc giảm nhanh chóng sử dụng năng lượng không tái sinh đang là yêu cầu cấpthiết để giữ cho nhiệt độ Trái Đất không tăng quá 2 độ C, ngưỡng có thể tạo ratác động thảm họa của thời tiết. Sự chuyển hướng sang sử dụng các năng lượngsạch hơn sẽ giúp cắt giảm các khí thải gây hiệu ứng nhà kính, nguyên nhân gây ranhững biến đổi khí hậu như lũ lụt, hạn hán, các đợt nắng nóng và tăng mực nướcbiển.

Ông Stephan Singer, Giám đốc Chính sách năng lượng toàn cầu của Quỹ Bảo tồnthiên nhiên hoang dã (WFF), dự báo thế giới có thể sử dụng 100% năng lượng táisinh vào năm 2050. Hầu hết các kịch bản được nghiên cứu đều đánh giá năng lượngtái sinh sẽ là nguồn cung cấp năng lượng ít khí thải carbon vào năm 2050 nhiềuhơn cả năng lượng hạt nhân hoặc năng lượng hóa thạch sử dụng công nghệ thu vàtồn trữ CO2./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Đàn Cò Ốc xuất hiện trên cánh đồng xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai. (Ảnh: TTXVN)

Bảo vệ đàn Cò Ốc quý hiếm xuất hiện tại Gia Lai

Những ngày qua, người dân xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai phản ánh về sự xuất hiện của đàn Cò Ốc (loài động vật hoang dã quý hiếm nằm trong Sách Đỏ Việt Nam) tại khu vực cánh đồng thuộc địa bàn xã.

Đồi cỏ tranh ngút ngàn ở xã vùng cao Pu Nhi

Đồi cỏ tranh ngút ngàn ở xã vùng cao Pu Nhi

Giữa không gian núi đồi hùng vỹ ngút ngàn, cỏ tranh phủ một màu trắng muốt, đung đưa theo làn gió tạo nên khung cảnh thơ mộng tại xã vùng cao Pu Nhi, huyện Điện Biên Đông (Điện Biên).

Tro bụi phun lên từ núi lửa Marapi ở Padang Panjang, Tây Sumatra, Indonesia. (Ảnh: THX/TTXVN)

Indonesia: Núi lửa Marapi phun tro bụi cao hơn 1.000 m

Từ đầu tháng 4 đến nay, Indonesia ghi nhận 9 vụ phun trào và 125 đợt phát thải từ núi lửa Marapi, theo đó cảnh báo người dân và khách du lịch không đi vào khu vực bán kính 3 km từ miệng núi lửa.