Ngày 3/8, Nga đã ra tuyên bố bày tỏ "rất lấy làm tiếc" về việc đặc phái viên hòa bình của Liên hợp quốc và Liên đoàn Arập (AL) về Syria Kofi Annan thông báo sẽ từ chức vào cuối tháng này, đồng thời nhấn mạnh các cường quốc cần nhanh chóng tìm người thay thế ông Annan.
Trong tuyên bố, Bộ Ngoại giao Nga cho biết nước này đã ủng hộ việc làm của ông Annan ngay từ đầu và cho rằng kế hoạch hòa bình của ông Annan vẫn cần được coi là một hướng dẫn quan trọng trong việc tìm giải pháp hòa bình cho vấn đề Syria và lưu ý cần khẩn trương tìm một ứng cử viên thay thế thích hợp.
Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ trong tình huống hiện nay, duy trì sự hiện diện của Liên hợp quốc tại Syria mang một ý nghĩa đặc biệt, là chìa khóa để tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng đang leo thang này.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga cho biết Nga đã làm việc chung với tất cả các bên ở Syria để thực thi tuyên bố Geneva, trong đó đề ra lộ trình chuyển giao chính trị ở Syria, song phe đối lập tại Syria đã liên tục bác bỏ tất cả những đề xuất thiết lập đối thoại chính trị, trong khi các nước phương Tây và một số quốc gia khu vực có ảnh hưởng với phe đối lập lại "không làm gì cả."
Cũng trong một phản ứng sau khi đặc phái viên Annan tuyên bố rút khỏi cương vị hiện nay, hãng thông tấn quốc gia Iran IRNA dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao nước này Ali Akbar Salehi chỉ trích phương Tây, đặc biệt là Mỹ, là nguyên nhân gây thất bại đối với kế hoạch hòa bình 6 điểm mà đặc phái viên Annan khởi xướng.
Theo ông Salehi, phương Tây và một số quốc gia khu vực không muốn đặc phái viên Annan thành công khi nói rằng "mỗi khi ông Annan tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng Syria, phương Tây lại tạo ra những trở ngại."
Bộ trưởng Ngoại giao Iran nhận xét việc ông Annan từ chức vì thiếu sự ủng hộ trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là do sự "ngoan cố" của Mỹ.
Ông Salehi nói: "Tình trạng thiếu đoàn kết trong Hội đồng Bảo an mà ông Annan đề cập không phải nói về Trung Quốc hay Nga mà chính là Mỹ. Họ luôn tìm cách áp đặt quan điểm của riêng họ, không muốn nói lên sự thật."
Hãng thông tấn bán chính thức Mehr (Iran) dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này cho rằng sự can thiệp từ bên ngoài là nguyên nhân dẫn tới thất bại của kế hoạch hòa bình cho vấn đề Syria.
Người phát ngôn này cũng nhấn mạnh tất cả các quốc gia ủng hộ ổn định và an ninh tại khu vực Trung Đông cần có nỗ lực chung để bình ổn tình hình Syria, dọn đường cho giải quyết vấn đề thông qua đối thoại giữa Chính phủ Syria với phe đối lập nước này.
Kênh truyền hình Press TV của Iran dẫn lời nghị sĩ Iran Alireza Zakani cho rằng sức ép từ bên ngoài không thể hạ bệ được Chính phủ Syria và bất cứ sự thay đổi nào ở quốc gia này chỉ có thể được thực hiện thông qua quá trình bỏ phiếu của người dân Syria.
Nghị sỹ Dacani cũng lưu ý rằng chính các phần tử vũ trang được phương Tây và một số nước khu vực hỗ trợ đang tàn sát người dân Syria hòng đem lại lợi ích cho phía "bên ngoài."
Trong khi đó, tình hình giao tranh tại Syria vẫn diễn ra khốc liệt. Đài phát thanh thân chính phủ Sham FM ngày 3/8 đưa tin quân chính phủ đã tiến hành một chiến dịch quy mô tại tỉnh miền Trung Homs, tiêu diệt 40 tay súng chống đối.
Chiến dịch này triển khai ở quận al-Hamidieh và quân chính phủ đang tiếp tục truy quét các nhóm vũ trang.
Hãng thông tấn quốc gia Syria SANA cho biết quân đội nước này đã phục kích các nhóm vũ trang ở gần tỉnh Aleppo và gây thương vong lớn cho quân chống đối.
Aleppo, thành phố lớn thứ hai của Syria, tiếp tục chứng kiến những cuộc đụng độ dữ dội giữa hai bên và theo SANA đã có 17 "phần tử khủng bố" bị tiêu diệt tại đây.
Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (trụ sở tại Anh) cho biết ngày 2/8 là một trong những ngày đẫm máu nhất của cuộc khủng hoảng Syria với hơn 179 người thiệt mạng, gồm 110 dân thường, 43 binh sỹ và 26 phần tử chống đối.
Ngoài ra, còn có hàng chục trường hợp thương vong khác ở al-Arbaeen, một quận thuộc thành phố miền Trung Hama, song theo tổ chức trên, khó nắm được rõ ràng tình hình tại đây bởi các phương tiện liên lạc bị cắt.
Tình trạng bạo lực leo thang ở Syria diễn ra trong bối cảnh ngày 3/8, Đại hội đồng Liên hợp quốc sẽ bỏ phiếu về một dự thảo nghị quyết do Arập Xêút đệ trình.
Đây là một dự thảo nghị quyết gây nhiều tranh cãi và trước khi bỏ phiếu, dự thảo nghị quyết trên cũng đã được sửa đổi, bỏ đi yêu cầu tiên quyết đòi Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải nhanh chóng từ chức. Đó là động thái nhằm đạt được sự đồng thuận cao hơn, nhưng theo dự đoán, Nga và Trung Quốc sẽ bỏ phiếu chống.
Dự thảo nghị quyết của Arập Xêút lên án quân đội Chính phủ Syria đã sử dụng các loại "vũ khí hạng nặng" và không rút khỏi các thị trấn theo lộ trình mà Tổng thống Assad đã từng nhất trí với đặc phái viên Annan.
Bản dự thảo cũng yêu cầu chính quyền Syria tôn trọng luật pháp quốc tế về việc không sử dụng vũ khí hóa học, và các bên trong cuộc xung đột ở Syria phải nhanh chóng thực hiện kế hoạch chuyển giao chính trị đã được các cường quốc thông qua ngày 30/6.
Trước khi diễn ra cuộc bỏ phiếu, một nhà ngoại giao Arập nói: "Mục đích của bản dự thảo này là tăng sức ép với Chính quyền Assad. Và để đạt được sự đồng thuận cao, chúng tôi đã thay đổi một số điểm ở trong nghị quyết."
Hãng tin nhà nước RIA cho hay Bộ Quốc phòng Nga ngày 3/8 đã bác bỏ tin nói rằng nước này có kế hoạch điều các tàu hải quân đến cảng Tartus của Syria.
Bộ trên phủ nhận thông tin do các hãng tin của Nga dẫn nguồn từ Bộ Tổng tham mưu quân đội nước này đưa ra trước đó rằng Nga sẽ điều ba tàu đổ bộ cỡ lớn cùng lực lượng lính thủy đánh bộ tới căn cứ hải quân Nga ở cảng Tartus.
Trong một diễn biến khác cùng ngày, một quan chức giấu tên của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết khoảng 1.000 người Syria, trong đó có một thiếu tướng đào tẩu, đã chạy trốn sang Thổ Nhĩ Kỳ trong 24 giờ qua nhằm thoát khỏi tình trạng bạo lực gia tăng ở quốc gia Trung Đông này.
Theo quan chức trên, tổng số người tị nạn Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ hiện đã lên tới 45.500 người, trong đó có ít nhất 25 tướng quân đội./.
Trong tuyên bố, Bộ Ngoại giao Nga cho biết nước này đã ủng hộ việc làm của ông Annan ngay từ đầu và cho rằng kế hoạch hòa bình của ông Annan vẫn cần được coi là một hướng dẫn quan trọng trong việc tìm giải pháp hòa bình cho vấn đề Syria và lưu ý cần khẩn trương tìm một ứng cử viên thay thế thích hợp.
Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ trong tình huống hiện nay, duy trì sự hiện diện của Liên hợp quốc tại Syria mang một ý nghĩa đặc biệt, là chìa khóa để tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc khủng hoảng đang leo thang này.
Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga cho biết Nga đã làm việc chung với tất cả các bên ở Syria để thực thi tuyên bố Geneva, trong đó đề ra lộ trình chuyển giao chính trị ở Syria, song phe đối lập tại Syria đã liên tục bác bỏ tất cả những đề xuất thiết lập đối thoại chính trị, trong khi các nước phương Tây và một số quốc gia khu vực có ảnh hưởng với phe đối lập lại "không làm gì cả."
Cũng trong một phản ứng sau khi đặc phái viên Annan tuyên bố rút khỏi cương vị hiện nay, hãng thông tấn quốc gia Iran IRNA dẫn lời Bộ trưởng Ngoại giao nước này Ali Akbar Salehi chỉ trích phương Tây, đặc biệt là Mỹ, là nguyên nhân gây thất bại đối với kế hoạch hòa bình 6 điểm mà đặc phái viên Annan khởi xướng.
Theo ông Salehi, phương Tây và một số quốc gia khu vực không muốn đặc phái viên Annan thành công khi nói rằng "mỗi khi ông Annan tìm cách giải quyết cuộc khủng hoảng Syria, phương Tây lại tạo ra những trở ngại."
Bộ trưởng Ngoại giao Iran nhận xét việc ông Annan từ chức vì thiếu sự ủng hộ trong Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là do sự "ngoan cố" của Mỹ.
Ông Salehi nói: "Tình trạng thiếu đoàn kết trong Hội đồng Bảo an mà ông Annan đề cập không phải nói về Trung Quốc hay Nga mà chính là Mỹ. Họ luôn tìm cách áp đặt quan điểm của riêng họ, không muốn nói lên sự thật."
Hãng thông tấn bán chính thức Mehr (Iran) dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước này cho rằng sự can thiệp từ bên ngoài là nguyên nhân dẫn tới thất bại của kế hoạch hòa bình cho vấn đề Syria.
Người phát ngôn này cũng nhấn mạnh tất cả các quốc gia ủng hộ ổn định và an ninh tại khu vực Trung Đông cần có nỗ lực chung để bình ổn tình hình Syria, dọn đường cho giải quyết vấn đề thông qua đối thoại giữa Chính phủ Syria với phe đối lập nước này.
Kênh truyền hình Press TV của Iran dẫn lời nghị sĩ Iran Alireza Zakani cho rằng sức ép từ bên ngoài không thể hạ bệ được Chính phủ Syria và bất cứ sự thay đổi nào ở quốc gia này chỉ có thể được thực hiện thông qua quá trình bỏ phiếu của người dân Syria.
Nghị sỹ Dacani cũng lưu ý rằng chính các phần tử vũ trang được phương Tây và một số nước khu vực hỗ trợ đang tàn sát người dân Syria hòng đem lại lợi ích cho phía "bên ngoài."
Trong khi đó, tình hình giao tranh tại Syria vẫn diễn ra khốc liệt. Đài phát thanh thân chính phủ Sham FM ngày 3/8 đưa tin quân chính phủ đã tiến hành một chiến dịch quy mô tại tỉnh miền Trung Homs, tiêu diệt 40 tay súng chống đối.
Chiến dịch này triển khai ở quận al-Hamidieh và quân chính phủ đang tiếp tục truy quét các nhóm vũ trang.
Hãng thông tấn quốc gia Syria SANA cho biết quân đội nước này đã phục kích các nhóm vũ trang ở gần tỉnh Aleppo và gây thương vong lớn cho quân chống đối.
Aleppo, thành phố lớn thứ hai của Syria, tiếp tục chứng kiến những cuộc đụng độ dữ dội giữa hai bên và theo SANA đã có 17 "phần tử khủng bố" bị tiêu diệt tại đây.
Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (trụ sở tại Anh) cho biết ngày 2/8 là một trong những ngày đẫm máu nhất của cuộc khủng hoảng Syria với hơn 179 người thiệt mạng, gồm 110 dân thường, 43 binh sỹ và 26 phần tử chống đối.
Ngoài ra, còn có hàng chục trường hợp thương vong khác ở al-Arbaeen, một quận thuộc thành phố miền Trung Hama, song theo tổ chức trên, khó nắm được rõ ràng tình hình tại đây bởi các phương tiện liên lạc bị cắt.
Tình trạng bạo lực leo thang ở Syria diễn ra trong bối cảnh ngày 3/8, Đại hội đồng Liên hợp quốc sẽ bỏ phiếu về một dự thảo nghị quyết do Arập Xêút đệ trình.
Đây là một dự thảo nghị quyết gây nhiều tranh cãi và trước khi bỏ phiếu, dự thảo nghị quyết trên cũng đã được sửa đổi, bỏ đi yêu cầu tiên quyết đòi Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải nhanh chóng từ chức. Đó là động thái nhằm đạt được sự đồng thuận cao hơn, nhưng theo dự đoán, Nga và Trung Quốc sẽ bỏ phiếu chống.
Dự thảo nghị quyết của Arập Xêút lên án quân đội Chính phủ Syria đã sử dụng các loại "vũ khí hạng nặng" và không rút khỏi các thị trấn theo lộ trình mà Tổng thống Assad đã từng nhất trí với đặc phái viên Annan.
Bản dự thảo cũng yêu cầu chính quyền Syria tôn trọng luật pháp quốc tế về việc không sử dụng vũ khí hóa học, và các bên trong cuộc xung đột ở Syria phải nhanh chóng thực hiện kế hoạch chuyển giao chính trị đã được các cường quốc thông qua ngày 30/6.
Trước khi diễn ra cuộc bỏ phiếu, một nhà ngoại giao Arập nói: "Mục đích của bản dự thảo này là tăng sức ép với Chính quyền Assad. Và để đạt được sự đồng thuận cao, chúng tôi đã thay đổi một số điểm ở trong nghị quyết."
Hãng tin nhà nước RIA cho hay Bộ Quốc phòng Nga ngày 3/8 đã bác bỏ tin nói rằng nước này có kế hoạch điều các tàu hải quân đến cảng Tartus của Syria.
Bộ trên phủ nhận thông tin do các hãng tin của Nga dẫn nguồn từ Bộ Tổng tham mưu quân đội nước này đưa ra trước đó rằng Nga sẽ điều ba tàu đổ bộ cỡ lớn cùng lực lượng lính thủy đánh bộ tới căn cứ hải quân Nga ở cảng Tartus.
Trong một diễn biến khác cùng ngày, một quan chức giấu tên của Thổ Nhĩ Kỳ cho biết khoảng 1.000 người Syria, trong đó có một thiếu tướng đào tẩu, đã chạy trốn sang Thổ Nhĩ Kỳ trong 24 giờ qua nhằm thoát khỏi tình trạng bạo lực gia tăng ở quốc gia Trung Đông này.
Theo quan chức trên, tổng số người tị nạn Syria ở Thổ Nhĩ Kỳ hiện đã lên tới 45.500 người, trong đó có ít nhất 25 tướng quân đội./.
(TTXVN)