Cụ Lữ Hữu Thi, đã bước sang tuổi 100 là nghệ nhân Nhã nhạc cung đình cao tuổi nhất và cũng là một trong những nghệ nhân cuối cùng của đội nhạc Hòa Thanh, dưới triều Vua Bảo Đại xưa.
Hiện nay cụ ở nhà số 200 Đặng Tất, bên con sông Bạch Yến thuộc xã Hương Vinh, thành phố Huế và cụ vẫn say sưa truyền nghề cho lớp con cháu.
Cụ cho biết, bấy giờ đội nhạc Hòa Thanh trong cung đình (còn gọi là tiểu nhạc) có 10 người, chơi giỏi các nhạc cụ dân tộc như đàn tỳ, tam, nguyệt, nhị, kèn, sáo, và các bộ gõ như trống, bảng... và chỉ phục vụ nhà vua trong các dịp đăng quang, vạn thọ, triệu miếu, chúc tuổi đức từ cung (mẹ vua Bảo Đại).
Những người chơi nhạc cự phách như Lê Văn Hòa đánh trống bảng, Đinh Đó đàn tỳ, Trần Lư đàn tam, Nguyễn Thiện đàn nguyệt, Đinh Khai đàn nhị..., nay phần lớn họ đã mất, chỉ còn cụ Lữ Hữu Thi và người em của ông.
Cụ Thi chơi đàn nhị và chiếc kèn bóp điêu luyện và biến ảo như thần; tiếng đàn khi réo rắt, ai oán, có lúc lại xập xoà, lúc bay bổng trong các ca đoạn Nam ai, Nam bình trong Đăng Đàn cung.
Gia đình cụ còn có mấy đời tự làm lấy các nhạc cụ truyền thống như đàn nhị, kèn bóp, tiếng vang mà dịu; không như bây giờ các loại nhạc cụ thường không đạt được chuẩn, tiếng to mà "xẵng"... cụ tâm sự.
Từ khi Nhã nhạc được UNESCO công nhận là "Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại," cụ Thi luôn được mời tham gia truyền nghề và làm cố vấn cho Đội nhạc công Nhã nhạc cung đình Huế (thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế).
Hơn 80 năm theo nghề Nhã nhạc, điều làm cụ mãn nguyện nhất là đã truyền lại được các ngón nghề cho thế hệ con cháu…
Hiện, dù tuổi đã cao, nhưng hàng tuần cụ vẫn nhờ con cháu chở vào nhà hát truyền nghề cho các diễn viên, nhạc công của Nhà hát Duyệt Thị Đường, thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế.
Cụ còn nhớ và biểu diễn thành thạo tới 20 bài nhạc lễ cung đình, trong đó có những bài có nguy cơ thất truyền như bài "Ngũ lôi lữ nhạc," là bài ứng tiếp mà triều đình thường dùng khi có khách quý.
Gặp cụ Lữ Hữu Thi, sau khi nghe cụ đàn ca, mới thấy hết ngọn lửa đam mê vẫn còn âm ỉ cháy trong tâm hồn người nhạc công cuối cùng của Nhã nhạc triều Nguyễn này./.
Hiện nay cụ ở nhà số 200 Đặng Tất, bên con sông Bạch Yến thuộc xã Hương Vinh, thành phố Huế và cụ vẫn say sưa truyền nghề cho lớp con cháu.
Cụ cho biết, bấy giờ đội nhạc Hòa Thanh trong cung đình (còn gọi là tiểu nhạc) có 10 người, chơi giỏi các nhạc cụ dân tộc như đàn tỳ, tam, nguyệt, nhị, kèn, sáo, và các bộ gõ như trống, bảng... và chỉ phục vụ nhà vua trong các dịp đăng quang, vạn thọ, triệu miếu, chúc tuổi đức từ cung (mẹ vua Bảo Đại).
Những người chơi nhạc cự phách như Lê Văn Hòa đánh trống bảng, Đinh Đó đàn tỳ, Trần Lư đàn tam, Nguyễn Thiện đàn nguyệt, Đinh Khai đàn nhị..., nay phần lớn họ đã mất, chỉ còn cụ Lữ Hữu Thi và người em của ông.
Cụ Thi chơi đàn nhị và chiếc kèn bóp điêu luyện và biến ảo như thần; tiếng đàn khi réo rắt, ai oán, có lúc lại xập xoà, lúc bay bổng trong các ca đoạn Nam ai, Nam bình trong Đăng Đàn cung.
Gia đình cụ còn có mấy đời tự làm lấy các nhạc cụ truyền thống như đàn nhị, kèn bóp, tiếng vang mà dịu; không như bây giờ các loại nhạc cụ thường không đạt được chuẩn, tiếng to mà "xẵng"... cụ tâm sự.
Từ khi Nhã nhạc được UNESCO công nhận là "Kiệt tác phi vật thể và truyền khẩu của nhân loại," cụ Thi luôn được mời tham gia truyền nghề và làm cố vấn cho Đội nhạc công Nhã nhạc cung đình Huế (thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế).
Hơn 80 năm theo nghề Nhã nhạc, điều làm cụ mãn nguyện nhất là đã truyền lại được các ngón nghề cho thế hệ con cháu…
Hiện, dù tuổi đã cao, nhưng hàng tuần cụ vẫn nhờ con cháu chở vào nhà hát truyền nghề cho các diễn viên, nhạc công của Nhà hát Duyệt Thị Đường, thuộc Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế.
Cụ còn nhớ và biểu diễn thành thạo tới 20 bài nhạc lễ cung đình, trong đó có những bài có nguy cơ thất truyền như bài "Ngũ lôi lữ nhạc," là bài ứng tiếp mà triều đình thường dùng khi có khách quý.
Gặp cụ Lữ Hữu Thi, sau khi nghe cụ đàn ca, mới thấy hết ngọn lửa đam mê vẫn còn âm ỉ cháy trong tâm hồn người nhạc công cuối cùng của Nhã nhạc triều Nguyễn này./.
Quốc Việt (TTXVN/Vietnam+)