Người dân Thanh Hóa hốt hoảng do dư chấn mạnh

Khaỏng 6 giờ 20 phút ngày 7/11, người dân Yên Định và Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) được phen hốt hoảng khi thấy người và nhà rung chuyển mạnh.
Vào khoảng 6 giờ 20 phút sáng 7/11, nhiều người dân huyện Yên Định và VĩnhLộc (Thanh Hóa) bỗng nghe một tiếng ầm rồi thấy người chao đảo và cóhiện tượng nhà rung chuyển mạnh. Mọi người hốt hoảng vội vã chạy ra khỏinhà.

Anh Trần Ngọc Bích, trú tại Nông trường ThốngNhất, huyện Yên Định cho biết: "Lúc đó tôi đang ngủ thì giật mình tỉnhgiấc bởi tiếng động mạnh và cảm thấy cảm thấy cả giường và nhà bị lunglay. Hoảng quá, vợ chồng tôi vội vàng bế hai cháu nhỏ chạy ra khỏi nhà.Lúc này, ngoài đường cũng rất nhiều người hoảng loạn đổ ra đường."

Tại huyện Vĩnh Lộc, dư chấn cũng gây hoang mang cho nhiều người dân địaphương tại đây. Bà Khúc Thị Minh, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trườnghuyện Vĩnh Lộc cũng xác nhận đúng là có hiện tượng động đất trên địabàn huyện, những căn nhà của người dân có hiện tượng bị rung chuyểnmạnh; người dân đứng ngoài sân cũng thấy chao đảo.

Bà Minh cũng cho biếtthêm bình thường người dân ở đây vẫn hay nổ mìn khai thác đá, nhưngcũng chưa bao giờ chấn động mạnh đến mức đó.

Mộtsố người cao tuổi trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc cho biết: trước đây tạikhu vực Đa Bút, xã Vĩnh Tân, huyện Vĩnh Lộc cũng đã từng xảy ra vụ độngđất mạnh.

Chưa có thống kê gì về thiệt hại saucơn dư chấn mạnh nói trên, song người dân vùng bị ảnh hưởng khá lo lắngtrước hiện tượng bất thường nói trên./.

Trịnh Duy Hưng (TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Hà Tĩnh khẩn trương sửa chữa hồ chứa nước Kẻ Gỗ

Hà Tĩnh khẩn trương sửa chữa hồ chứa nước Kẻ Gỗ

Sau gần 50 năm khai thác, vận hành, nhiều hạng mục công trình đầu mối của Hồ chứa nước Kẻ Gỗ ở Hà Tĩnh đã bị xuống cấp, hư hỏng, ảnh hưởng đến quá trình vận hành cũng như tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn.

Các dòng sông trên Trái Đất đang dần cạn kiệt

Các dòng sông trên Trái Đất đang dần cạn kiệt

Do tác động của biến đổi khí hậu, ô nhiễm và hoạt động khai thác quá mức, các dòng sông đang dần cạn kiệt với dòng chảy thu hẹp, chất lượng nước suy giảm; nhiều con sông đang biến thành “sông chết.”