Nhật Bản xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển công nghệ lượng tử

Chính phủ Nhật Bản sẽ tìm cách huy động khoảng 30 tỷ yen (276 triệu USD) cho hoạt động nghiên cứu về công nghệ lượng tử trong tài khóa 2020, tăng gần gấp đôi so với số vốn đề xuất cho tài khóa 2019.
Nhật Bản xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển công nghệ lượng tử ảnh 1Giáo sư Akira Furusawa tại Đại học Tokyo tìm cách chế tạo một thiết bị lượng tử có thể làm việc ở nhiệt độ phòng. (Nguồn: asia.nikkei.com)

Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, Chính phủ Nhật Bản đang lên kế hoạch xúc tiến đưa công nghệ lượng tử trở thành một phần của chiến lược quốc gia.

Hiện nay, Chính phủ Nhật Bản đang xây dựng dự thảo về chiến lược quốc gia mới dựa trên ý tưởng là chính phủ sẽ hợp tác với các ngành công nghiệp và giới học thuật để có thể cạnh tranh trong cuộc đua toàn cầu về phát triển công nghệ mới này.

Dự thảo kêu gọi xây dựng lộ trình trong khoảng 20 năm nhằm phát triển công nghệ lượng tử trong 4 lĩnh vực quan trọng, trong đó có máy tính lượng tử và mật mã lượng tử.

Theo dự thảo, chính phủ sẽ trực tiếp quản lý dự án này và cung cấp hỗ trợ tài chính cần thiết. Trong 5 năm tới, Chính phủ Nhật Bản sẽ chỉ định ít nhất 5 viện nghiên cứu và trường đại học trở thành các cơ sở nghiên cứu về lượng tử nhằm tập hợp nguồn lực công nghệ và con người.

[Google tuyên bố đạt được đột phá phát triển siêu "máy tính lượng tử"]

Bên cạnh đó, Nhật Bản sẽ thành lập ít nhất 10 doanh nghiệp khởi nghiệp về công nghệ lượng tử trong 10 năm tới.

Đài truyền hình NHK cho biết Chính phủ Nhật Bản dự kiến hoàn tất dự thảo này sớm nhất vào cuối năm nay.

Trong khi đó, theo tờ Nikkei Asia Review, Chính phủ Nhật Bản sẽ tìm cách huy động khoảng 30 tỷ yen (276 triệu USD) cho hoạt động nghiên cứu về công nghệ lượng tử trong tài khóa 2020 (bắt đầu vào ngày 1/4/2020), tăng gần gấp đôi so với số vốn đề xuất cho tài khóa 2019.

Công nghệ này sẽ là một trọng tâm trong chương trình nghiên cứu và phát triển (R&D) “phóng tên lửa lên Mặt trăng,” trong đó chính phủ sẽ đầu tư tổng cộng 100 tỷ yen.

Công nghệ lượng tử sử dụng hạt photon và các hạt hạ nguyên tử khác để tạo ra đột phá mới trong công nghệ thông tin và truyền thông.

Chẳng hạn, máy tính lượng tử có tốc độ nhanh hơn nhiều so với các siêu máy tính, còn mật mã lượng tử được cho là có tính bảo mật cao do rất khó để giải mã./.

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

(Ảnh: theverge)

Hãng Apple sắp trình làng iPhone 17 Air trong năm 2025?

iPhone 17 Air dự kiến có những đột phá về thiết kế và tính năng và có thể có những thay đổi về cổng kết nối USB-C; có thiết kế độ dày chỉ 5,5 mm, mỏng hơn đáng kể so với các phiên bản trước đó.

(Nguồn: Microsoft)

Những tính năng sẽ không còn hiện diện ở Windows 11

Khi Windows 10 chính thức bị ngừng hỗ trợ, Microsoft sẽ chấm dứt việc phát hành các bản cập nhật bảo mật, đồng nghĩa với việc các lỗ hổng bảo mật không được vá và hệ thống dễ bị tấn công hơn.

Biểu tượng của Tập đoàn Meta. (Ảnh: AFP/TTXVN)

Meta bị kiện tại Pháp do vấn đề bản quyền

Các đương đơn khiếu nại đã xác định được rằng trong kho dữ liệu mà chủ sở hữu của Facebook sử dụng có chứa nội dung của nhiều tác phẩm của các nhà xuất bản và các tác giả Pháp.