Nhiều hoạt động hỗ trợ người dân trên đường về quê từ vùng dịch

Chính quyền, các tổ chức, đoàn thể, nhà hảo tâm tại Đà Nẵng, Đồng Tháp. Đắk Lắk tổ chức điểm nghỉ chân, cung cấp đồ ăn, nước uống, nhu yếu phẩm, sửa xe... miễn phí cho người dân từ vùng dịch về quê.
Nhiều hoạt động hỗ trợ người dân trên đường về quê từ vùng dịch ảnh 1Cảnh sát giao thông thành phố Đà Nẵng tổ chức dẫn đường cho các đoàn xe máy để đảm bảo an toàn khi đi qua địa phận thành phố. (Ảnh: Quốc Dũng/TTXVN)

Tinh thần tương thân tương ái là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam bao đời nay đang được thể hiện rõ nét trong đợt dịch COVID-19 bùng phát lần thứ tư này.

Chính quyền, các tổ chức, đoàn thể, nhà hảo tâm tại Đà Nẵng, Đồng Tháp. Đắk Lắk tổ chức điểm nghỉ chân, cung cấp đồ ăn, nước uống, nhu yếu phẩm, sửa xe... miễn phí, làm ấm lòng thêm cho người dân từ vùng dịch về quê.

Ấm áp tình người

Quyết định về quê trên chiếc xe máy “3 không”: không còi, không phanh, không đèn, anh Nguyễn Quang Bình (huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa) bất ngờ khi nhận được lời đề nghị “khó tin” tại điểm dừng chân thành phố Đà Nẵng. Chỉ cần anh đồng ý, chiếc xe máy cà tàng, trơ khung, cũ kỹ của anh sẽ được đổi ngang để lấy một chiếc xe máy mới tinh, đủ an toàn để vượt chặng đường dài về quê hương.

Anh Quang Bình chỉ là một trong số hàng nghìn người dân nhận được sự giúp đỡ khi đi qua địa phận Đà Nẵng những ngày qua.

Anh Nguyễn Quang Bình đã rời quê vào các tỉnh miền Nam sinh sống được 5 năm, làm nghề xây dựng khá vất vả nhưng cũng đủ sống và có một khoản dự trữ nhỏ cho việc cưới vợ. Nhưng dịch COVID-19 đến làm thay đổi tất cả, công việc khó khăn hơn và những gánh lo toan ngày một nhiều lên.

Đầu tháng 10/2021, dịch tạm lắng, anh quyết định trở về quê hương. Khi được hỏi có lo lắng khi đi xe cũ như vậy, anh cười gượng “xe đi công trình nên cũ kỹ, chạy được đến đâu thì chạy, nếu hỏng thì tính sau.”

Sáng 8/10, tại điểm dừng chân phía Nam hầm Hải Vân (quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng), các tình nguyện viên người Đà Nẵng đã kiểm tra, thay dầu nhớt miễn phí cho xe anh Bình. Các tình nguyện viên bất ngờ vì phát hiện ra xe của anh đã hỏng cả 2 phanh, đèn pha rất yếu và “cái gì cũng kêu, chỉ có cái còi thì không kêu”.

Kiểm tra xe xong, anh Phan Thanh Tin (đại diện Nhóm thiện nguyện Bánh mì 0 đồng Đà Nẵng) trao đổi với anh Bình: chiếc xe máy này không thể chạy trên quãng đường hơn 500km từ Đà Nẵng về tới Thanh Hóa. Nếu anh Bình đồng ý thì chỉ cần chờ vài tiếng, anh Tin sẽ gọi điện báo cho nhà hảo tâm mua tặng cho anh một chiếc xe máy mới, giúp anh về quê an toàn. Sau một lúc sững sờ, anh Bình đã đồng ý trong sự xúc động nghẹn ngào. “Khi đến đây, tôi được ăn cơm, uống nước, đổ xăng, thay dầu miễn phí... Giờ còn được tặng xe máy mới, tôi không nghĩ rằng mình lại nhận được sự hỗ trợ hết mình như vậy từ chính những người vốn không quen biết. Tôi không còn biết nói gì hơn lời cảm ơn từ trong thâm tâm” - anh Bình tâm sự.

[COVID-19: Ấm áp nghĩa tình đồng bào trên hành trình hồi hương]

Không chỉ anh Nguyễn Quang Bình, trong cơn mưa tầm tã, hàng trăm người dân hồi hương bằng xe máy khi qua điểm dừng nghỉ hầm Hải Vân đều cảm thấy ấm lòng trước tình cảm của chính quyền, nhân dân thành phố Đà Nẵng.

Nhiều hoạt động hỗ trợ người dân trên đường về quê từ vùng dịch ảnh 2Nhiều nhà hảo tâm tại Đà Nẵng đã ủng hộ tiền mặt làm lộ phí đi đường cho những người về quê tránh dịch. (Ảnh: Quốc Dũng/TTXVN)

Những chai xăng, áo mưa, khẩu trang được xếp gọn gàng, hộp cơm, chiếc bánh, bát cháo còn ấm nóng..., tất cả đều được chuẩn bị sẵn sàng và phát miễn phí cho người dân.

Dù đã trải qua một đêm không ngủ, anh Phan Thanh Tin vẫn xông xáo hướng dẫn thanh niên tình nguyện sửa xe máy, đổ xăng, thay dầu cho nhân dân. Anh chia sẻ: “Nhóm thiện nguyện Bánh mì 0 đồng Đà Nẵng hỗ trợ tất cả mọi thứ mà nhân dân cần, từ xe cộ đến đồ ăn, nước uống, áo mưa... Chúng tôi liên tục thay phiên nhau làm việc 24/24 giờ, bất kể khi nào có các đoàn đi qua. Thông qua nhóm, đã có nhà hảo tâm hứa tặng 20 chiếc xe máy mới cho những người dân thật sự cần. Nếu thấy xe quá cũ, nát, thiếu an toàn, tôi chụp ảnh và gọi điện báo thì sẽ có người mua xe mang tới tận nơi đổi. Hiện nay, có nhiều nhóm thiện nguyện đang cùng nhau phối hợp với chính quyền thành phố Đà Nẵng hỗ trợ cho nhân dân đi qua địa bàn thành phố. Dịch dã quanh năm đã quá khổ rồi, giúp được gì cho đồng bào thì người Đà Nẵng luôn sẵn sàng...”

Tại điểm dừng chân hỗ trợ, không khó để nhận ra những gương mặt thiện nguyện thân quen của thành phố Đà Nẵng, đến từ các nhóm Bếp ăn 0 đồng, nhóm Xe vạn tình, Câu lạc bộ xe bán tải Đà Nẵng, nhóm Hiếu Hạnh Đà Nẵng, nhóm SOS Đà Nẵng... Đây là những người đã liên tục hoạt động thiện nguyện, hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn trong những ngày thành phố Đà Nẵng cao điểm phòng, chống dịch 2 năm qua.

Các cơ quan, tổ chức nhà nước tại thành phố Đà Nẵng cùng tích cực hỗ trợ người dân trên đường về quê tránh dịch. Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng đã triển khai chương trình tặng 10.000 lít xăng miễn phí.

Sở Y tế thành phố Đà Nẵng thành lập 2 Tổ y tế thường trực tại 2 cửa ngõ ra vào thành phố và 2 Tổ y tế lưu động luôn sẵn sàng khám chữa bệnh, cấp cứu. Hội Chữ thập đỏ thành phố cũng lập đội chăm sóc sức khỏe, tặng nhu yếu phẩm ngay tại trạm dừng nghỉ phía Nam hầm Hải Vân...

Ngoài ra, còn có rất nhiều tổ chức, đoàn thể liên tục chở đồ ăn, nước uống, hàng hóa thiết yếu, tiền mặt... tới hỗ trợ nhân dân tại các điểm dừng chân. Trong những bộ đồ bảo hộ, khẩu trang nên cả người phát đồ hỗ trợ, người nhận đều không biết mặt nhau, tình cảm chỉ được gửi gắm bằng ánh mắt.

Dưới cơn mưa, nơi chân đèo, tiếng loa liên tục phát: “mời bà con ăn cơm, nghỉ ngơi trước đi qua hầm”, “mời bà con sang bên phải để sửa xe, thay dầu miễn phí,” “mời bà con thoải mái, tự nhiên lấy những thứ mình cần”...

Hầm Hải Vân chưa từng có tiền lệ cho người điều khiển mô tô, xe máy đi qua vì lý do đảm bảo an toàn và phòng cháy, chữa cháy. Nhưng từ rạng sáng 7/10, hầm đã mở cho hàng chục đoàn xe máy thông qua. Đây là sự hợp tác đáng trân trọng giữa chính quyền thành phố Đà Nẵng với công ty quản lý hầm Hải Vân, nhằm đảm bảo an toàn cho người dân, không để đồng bào đi xe máy vượt đèo trong mưa gió.

Từ đầu tháng 10/2021, khi bắt đầu có các đoàn người từ miền Nam về quê qua thành phố Đà Nẵng, trong các cuộc họp Ban phòng, chống COVID-19 thành phố Đà Nẵng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh luôn lo lắng về công tác đảm bảo an toàn gồm cả an toàn giao thông cho các đoàn hồi hương, lẫn an toàn cho người Đà Nẵng hoạt động thiện nguyện.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh cùng đoàn công tác liên ngành đã kiểm tra thực tế công tác hỗ trợ, tiếp sức, đảm bảo an toàn cho nhân dân tại điểm dừng chân phía Nam hầm Hải Vân. Ông ghi nhận và đánh giá cao công tác phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát Giao thông, các quận huyện, các sở ngành và các nhà hảo tâm, nhóm thiện nguyện trên địa bàn thành phố.

Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Đà Nẵng đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, Hội chữ thập đỏ thành phố làm tốt công tác điều phối các nhóm, hội hoạt động thiện nguyện, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch cho các cá nhân, tập thể thiện nguyện. Đồng thời, trong điều kiện thời tiết mưa lạnh, cần lưu ý đến việc cung cấp một số suất cháo, súp nóng cho các em nhỏ, người bị kiệt sức.

Theo ông Dương Đình Liễu, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Đà Nẵng, những ngày gần đây, số người dân từ các tỉnh, thành phố phía Nam về quê có đi qua địa phận thành phố Đà Nẵng rất lớn. Các lực lượng chức năng tổ chức đón, cung cấp thực phẩm, nước uống, nhiên liệu; dẫn đường, trung chuyển người đi bộ bằng xe ôtô ra Huế nhằm hỗ trợ người dân về quê đảm bảo an toàn giao thông và phòng, chống dịch.

Bên cạnh đó, đã có nhiều nhà hảo tâm trực tiếp hỗ trợ nước uống, thức ăn, xăng, sửa chữa xe máy, giúp đỡ những người khó khăn, đây là công việc có ý nghĩa nhân văn cao cả rất đáng hoan nghênh. Tuy nhiên những việc làm này cũng ẩn chứa nhiều rủi ro về nguy cơ lây nhiễm COVID-19, cần có sự quản lý thống nhất, đảm bảo các quy định về phòng, chống dịch bệnh.

Chính quyền cùng nhân dân thành phố Đà Nẵng đang nỗ lực hết mình để đảm bảo an toàn, mang lại hơi ấm tình người cho những người dân các tỉnh bạn, dẫu chỉ một lần đi ngang thành phố.

Tổ nhân dân tự quản tham gia hỗ trợ người về từ vùng dịch

Trên tinh thần “tự nguyện, tự giác, tự chủ, tự quản,” toàn tỉnh Đồng Tháp đã thành lập và duy trì hoạt động hơn 12.400 Tổ nhân dân tự quản với trên 348.000 hộ thành viên ở tất cả các khóm, ấp.

Nhiều hoạt động hỗ trợ người dân trên đường về quê từ vùng dịch ảnh 3Huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp hỗ trợ người dân các suất ăn miễn phí tại điểm tiếp nhận trên Quốc lộ N2 (đoạn thuộc xã Đốc Binh Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp). (Ảnh: Chương Đài/TTXVN)

Trong bối cảnh hàng chục nghìn người dân của tỉnh từ nhiều tỉnh, thành phố trở về quê, các Tổ nhân dân tự quản tích cực tham gia quản lý, tuyên truyền, hỗ trợ bà con.

Mặt trận Tổ quốc các cấp duy trì công tác phối hợp kiểm tra, hướng dẫn, kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nâng cao chất lượng hoạt động của Tổ nhân dân tự quản.

Nhiều Tổ nhân dân tự quản tham gia đóng góp, vận động, tiếp nhận và phát quà, cung cấp suất ăn, nước uống miễn phí… cho những người trở về từ vùng dịch.

Trong 7 ngày qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội cùng các Tổ nhân dân tự quản đã vận động hỗ trợ trên 60.700 suất ăn, 2.300 thùng mì gói, hơn 38.000 ổ bánh mì, chai nước và hàng ngàn phần quà…, tổng trị giá trên 3,2 tỷ đồng. Bên cạnh đó, người dân gặp khó khăn đã được hỗ trợ tiền mặt với tổng số tiền hơn 92 triệu đồng.

Các Tổ nhân dân tự quản quan tâm hoàn cảnh gia đình những trường hợp về từ vùng dịch ở địa bàn dân cư; theo dõi và nắm chắc số nhân khẩu, hộ khẩu của tổ mình; triển khai cho hộ dân trong tổ không được đón, cho ở nhờ đối với người chưa nắm rõ yếu tố dịch tễ, người ở các tỉnh khác đi qua địa bàn.

Tổ nhân dân tự quản đã phát huy vai trò giám sát chặt chẽ tình trạng sức khỏe hàng ngày đối với những người dân trên địa bàn, nhất là khi có biểu hiện ho, sốt, khó thở… để kịp thời thông báo cho cơ quan chức năng. Đồng thời, các thành viên trong Tổ tuyên truyền, vận động, động viên người thân của mình nếu còn khả năng sinh sống, có cơ hội tìm việc làm ở các tỉnh, thành phố không nên về quê trong thời điểm hiện nay.

Chhăm lo cho người dân trở về quê hương

Tại tỉnh Đắk Lắk, những ngày qua, những phần cơm, cháo, nước uống, sữa miễn phí hoặc hỗ trợ tiền, hỗ trợ phương tiện… đã làm ấm lòng những người dân trở về quê hương.

Đắk Lắk đã tổ chức 3 đợt đón công dân thuộc nhóm đối tượng ưu tiên và tiếp nhận hơn 18.000 người dân từ các tỉnh, thành phía Nam trở về. Đồng hành với người dân, nhiều bếp ăn nghĩa tình của các tổ chức từ thiện, cơ quan, đơn vị đã đỏ lửa ngày đêm để đưa những suất ăn nóng hổi tiếp sức cho công dân khi về đến địa phương hoặc đi qua địa bàn tỉnh.

Nhiều hoạt động hỗ trợ người dân trên đường về quê từ vùng dịch ảnh 4Người dân về quê đi ngang tỉnh Đắk Lắk được hỗ trợ các phần cơm và nước uống. (Ảnh: Hoài Thu/TTXVN)

Anh Phạm Ngọc Cường, quê ở xã Phú Lộc, huyện Krông Năng (tỉnh Đắk Lắk) cùng vợ vào Thành phố Hồ Chí Minh sinh sống nhiều năm nay. Do dịch COVID-19, bốn tháng nay, vợ chồng anh không có việc làm. Đến nay, tình hình dịch tại Thành phố Hồ Chí Minh đã được cải thiện khá tốt song cơ hội công việc của anh và vợ không còn.

Do đó, vợ chồng anh quyết định về quê, xem xét tình hình dịch rồi mới tính toán công việc tương lai. Anh Cường chia sẻ vợ chồng anh trở về được chính quyền và nhân dân các tỉnh hỗ trợ, hướng dẫn tận tình. Nhiều người giúp đỡ, cho đồ ăn, nước uống, vợ chồng anh rất biết ơn, cảm nhận sâu sắc hơn về tấm lòng đùm bọc, yêu thương của đồng bào.

Những ngày người dân trở về, một số bếp ăn của Đoàn Thanh niên Công an tỉnh, Nhóm bạn Từ tâm Đắk Lắk, Ủy ban Nhân dân phường Thống Nhất (thành phố Buôn Ma Thuột)…đã nỗ lực hỗ trợ, tiếp sức cho người dân và lực lượng chức năng. Khi số lượng công dân về đông, Hội Chữ thập đỏ tỉnh đã điều phối để đảm bảo mỗi người dân đều có suất ăn kịp thời.

Dọc tuyến đường Quốc lộ 14 từ xã Hòa Phú, thành phố Buôn Ma Thuột đến cầu 110, huyện Ea H’Leo của tỉnh Đắk Lắk, những ngày này không khó để bắt gặp những điểm hỗ trợ xăng, áo mưa miễn phí hay phát cơm, phát nước, sữa, bánh mì cho người dân về quê. Tại các huyện, thị xã, thành phố, khi tiếp nhận công dân trở về, Mặt trận Tổ quốc, hội đoàn thể và các nhà hảo tâm đã có những hoạt động chăm lo, hỗ trợ kịp thời cho bà con.

Đối với người dân từ tỉnh, thành phía Nam trở về, tỉnh Đắk Lắk đã phân loại ngay tại Chốt kiểm soát dịch cầu 14. Các huyện, thị xã, thành phố cử tổ công tác túc trực và đưa công dân về địa phương ngay, sau đó test nhanh, phân loại, sàng lọc để có hướng quản lý phù hợp, đưa F0 đi điều trị, F1 cách ly tập trung còn các trường hợp khác thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Đối với công dân tỉnh, thành khác đi qua địa bàn, lực lượng chức năng tỉnh dẫn đường hoặc hỗ trợ phương tiện nếu có khó khăn. Nhờ sự phối hợp tốt với các tỉnh, thành khác trong việc nắm số lượng, thời gian di chuyển và nhu cầu của người dân, tỉnh Đắk Lắk đã kiểm soát, điều phối chặt chẽ nhằm đảm bảo an toàn tính mạng cho nhân dân, hạn chế nguy cơ dịch bùng phát và lây lan ra cộng đồng.

Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Phạm Ngọc Nghị cho biết tỉnh đang triển khai chặt chẽ quy trình quản lý công dân trở về tại cộng đồng bằng Bản cam kết phòng, chống dịch và giao trách nhiệm cho người đứng đầu cấp ủy, chính quyền cấp xã, nếu sai sót sẽ xử lý nghiêm. Ngoài cung cấp suất ăn, tỉnh đã chỉ đạo các lực lượng phục vụ ân cần, niềm nở tiếp đón, tích cực động viên khi công dân về đến địa phương.

Hiện nay, với số lượng lớn người dân đã trở về, vấn đề đảm bảo an sinh xã hội và giải quyết việc làm đang được tỉnh đặc biệt quan tâm. Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã giao Ban cán sự Đảng Ủy ban Nhân dân tỉnh xây dựng Đề án giải quyết việc làm cho người lao động từ các tỉnh, thành phía Nam trở về; trong đó Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh là cơ quan tham mưu.

Ông Nguyễn Hoàng Giang, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh cho biết Sở đã xây dựng xong dự thảo Đề án giải quyết việc làm cho người lao động từ các tỉnh, thành phía Nam trở về. Song số người dân về tiếp tục tăng nên Sở sẽ thống kê, phân tích, sau đó xây dựng các phương án đào tạo hoặc dạy nghề, giới thiệu việc làm... phù hợp.

Ngoài quan tâm và đảm bảo đời sống cho bà con từ tâm dịch phía Nam trở về, Sở đang tích cực tuyên truyền, hướng dẫn, tạo điều kiện để người dân thụ hưởng các gói hỗ trợ của Chính phủ theo quy định.

Với sự linh hoạt ứng phó, tỉnh Đắk Lắk đã nỗ lực khắc phục khó khăn để vừa phòng, chống dịch vừa hỗ trợ người dân hồi hương, đảm bảo an sinh xã hội, chung sức đồng lòng đẩy lùi dịch COVID-19, đưa cuộc sống trở về trạng thái bình thường mới./.

Cảnh sát giao thông thành phố Đà Nẵng tổ chức dẫn đường cho các đoàn xe máy để đảm bảo an toàn khi đi qua địa phận thành phố. (Ảnh: Quốc Dũng/TTXVN)
Cảnh sát giao thông thành phố Đà Nẵng tổ chức dẫn đường cho các đoàn xe máy để đảm bảo an toàn khi đi qua địa phận thành phố. (Ảnh: Quốc Dũng/TTXVN)
Anh Phan Thanh Tin, đại diện Nhóm thiện nguyện Bánh mì 0 đồng Đà Nẵng (bên trái) kiểm tra xe anh Nguyễn Quang Bình (bên phải) và cho biết sẽ tặng một chiếc xe máy mới. (Ảnh: Quốc Dũng/TTXVN)
Anh Phan Thanh Tin, đại diện Nhóm thiện nguyện Bánh mì 0 đồng Đà Nẵng (bên trái) kiểm tra xe anh Nguyễn Quang Bình (bên phải) và cho biết sẽ tặng một chiếc xe máy mới. (Ảnh: Quốc Dũng/TTXVN)
Người về quê có thể thoải mái lấy đồ ăn, nước uống, nhu yếu phẩm miễn phí theo nhu cầu của từng người. (Ảnh: Quốc Dũng/TTXVN)
Người về quê có thể thoải mái lấy đồ ăn, nước uống, nhu yếu phẩm miễn phí theo nhu cầu của từng người. (Ảnh: Quốc Dũng/TTXVN)
Bữa trưa vội của người đàn ông trên con đường về quê tránh dịch. (Ảnh: Quốc Dũng/TTXVN)
Bữa trưa vội của người đàn ông trên con đường về quê tránh dịch. (Ảnh: Quốc Dũng/TTXVN)
Người về quê tranh thủ nghỉ chân, ăn đồ ăn miễn phí trước khi tiếp tục lên đường. (Ảnh: Quốc Dũng/TTXVN)
Người về quê tranh thủ nghỉ chân, ăn đồ ăn miễn phí trước khi tiếp tục lên đường. (Ảnh: Quốc Dũng/TTXVN)
Tình nguyện viên dựng các lán trại lớn để làm chỗ trú mưa cho bà con đi đường. (Ảnh: Quốc Dũng/TTXVN)
Tình nguyện viên dựng các lán trại lớn để làm chỗ trú mưa cho bà con đi đường. (Ảnh: Quốc Dũng/TTXVN)
Tình nguyện viên dựng các lán trại lớn để làm chỗ trú mưa cho bà con đi đường. (Ảnh: Quốc Dũng/TTXVN)
Tình nguyện viên dựng các lán trại lớn để làm chỗ trú mưa cho bà con đi đường. (Ảnh: Quốc Dũng/TTXVN)
Nhiều nhà hảo tâm tại Đà Nẵng đã ủng hộ tiền mặt làm lộ phí đi đường cho những người về quê tránh dịch. (Ảnh: Quốc Dũng/TTXVN)
Nhiều nhà hảo tâm tại Đà Nẵng đã ủng hộ tiền mặt làm lộ phí đi đường cho những người về quê tránh dịch. (Ảnh: Quốc Dũng/TTXVN)
Tình nguyện viên cẩn thận sắp xếp những phần ăn nóng hổi để đón đoàn người về quê. (Ảnh: Quốc Dũng/TTXVN)
Tình nguyện viên cẩn thận sắp xếp những phần ăn nóng hổi để đón đoàn người về quê. (Ảnh: Quốc Dũng/TTXVN)
Rất nhiều đồ ăn, nước, sữa, áo mưa, khăn mặt... đều được phát miễn phí để cung cấp cho những người có nhu cầu. (Ảnh: Quốc Dũng/TTXVN)
Rất nhiều đồ ăn, nước, sữa, áo mưa, khăn mặt... đều được phát miễn phí để cung cấp cho những người có nhu cầu. (Ảnh: Quốc Dũng/TTXVN)
Phụ nữ huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp chuẩn bị các suất ăn miễn phí để kịp thời hỗ trợ cho người dân khi về đến điểm tiếp nhận trên Quốc lộ N2 (đoạn thuộc xã Đốc Binh Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp). (Ảnh: Chương Đài/TTXVN)
Phụ nữ huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp chuẩn bị các suất ăn miễn phí để kịp thời hỗ trợ cho người dân khi về đến điểm tiếp nhận trên Quốc lộ N2 (đoạn thuộc xã Đốc Binh Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp). (Ảnh: Chương Đài/TTXVN)
Huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp hỗ trợ người dân các suất ăn miễn phí tại điểm tiếp nhận trên Quốc lộ N2 (đoạn thuộc xã Đốc Binh Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp). (Ảnh: Chương Đài/TTXVN)
Huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp hỗ trợ người dân các suất ăn miễn phí tại điểm tiếp nhận trên Quốc lộ N2 (đoạn thuộc xã Đốc Binh Kiều, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp). (Ảnh: Chương Đài/TTXVN)
Lực lượng SOS của thanh niên huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp hỗ trợ sửa chữa xe máy miễn phí 24/24 cho người dân trên đường về quê. (Ảnh: Chương Đài/TTXVN)
Lực lượng SOS của thanh niên huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp hỗ trợ sửa chữa xe máy miễn phí 24/24 cho người dân trên đường về quê. (Ảnh: Chương Đài/TTXVN)
Lực lượng SOS của thanh niên huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp hỗ trợ sửa chữa xe máy miễn phí 24/24 cho người dân trên đường về quê. (Ảnh: Chương Đài/TTXVN)
Lực lượng SOS của thanh niên huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp hỗ trợ sửa chữa xe máy miễn phí 24/24 cho người dân trên đường về quê. (Ảnh: Chương Đài/TTXVN)
Lực lượng cảnh sát giao thông Đắk Lắk sắp xếp dẫn đường cho người dân đi qua địa bàn tỉnh. (Ảnh: Hoài Thu/TTXVN)
Lực lượng cảnh sát giao thông Đắk Lắk sắp xếp dẫn đường cho người dân đi qua địa bàn tỉnh. (Ảnh: Hoài Thu/TTXVN)
Một địa điểm tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk hỗ trợ xăng miễn phí cho người dân trên đường về quê. (Ảnh: TTXVN phát)
Một địa điểm tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk hỗ trợ xăng miễn phí cho người dân trên đường về quê. (Ảnh: TTXVN phát)
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk H’Yim Kđoh hỗ trợ tiền xăng cho người dân về quê. (Ảnh: TTXVN phát)
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk H’Yim Kđoh hỗ trợ tiền xăng cho người dân về quê. (Ảnh: TTXVN phát)
Người dân về quê đi ngang tỉnh Đắk Lắk được hỗ trợ các phần cơm và nước uống. (Ảnh: Hoài Thu/TTXVN)
Người dân về quê đi ngang tỉnh Đắk Lắk được hỗ trợ các phần cơm và nước uống. (Ảnh: Hoài Thu/TTXVN)
Cán bộ, nhân viên Ủy ban Nhân dân phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột nấu cơm để phát cho người dân về quê. (Ảnh: TTXVN phát)
Cán bộ, nhân viên Ủy ban Nhân dân phường Thống Nhất, thành phố Buôn Ma Thuột nấu cơm để phát cho người dân về quê. (Ảnh: TTXVN phát)
Đại diện chùa Thiên An (thành phố Buôn Ma Thuột) hỗ trợ tiền cho em nhỏ cùng cha mẹ về quê đi qua địa bàn tỉnh Đắk Lắk. (Ảnh: Hoài Thu/TTXVN)
Đại diện chùa Thiên An (thành phố Buôn Ma Thuột) hỗ trợ tiền cho em nhỏ cùng cha mẹ về quê đi qua địa bàn tỉnh Đắk Lắk. (Ảnh: Hoài Thu/TTXVN)

(TTXVN/Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục