Thời gian gần đây, người dân của ba xóm Chù Bụa, xã Mỹ Hòa; xóm Lầm 2 và phố Lồ, xã Phong Phù, huyện Tân Lạc (Hòa Bình) hết sức bức xúc trước hành vi tái diễn xả nước thải không qua xử lý của Nhà máy tinh bột sắn Phú Mỹ.
Trước đó ba năm, nhà máy này cũng đã buộc phải dừng toàn bộ hoạt động để khắc phục hậu quả do xả nước thải, gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của người dân nơi đây. Tuy nhiên, mấy tháng gần đây, nhà máy này lại được phép hoạt động và tiếp tục xả nước bẩn ra môi trường.
Nhà máy tinh bột sắn Phú Mỹ được đầu tư xây dựng trên địa bàn xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (Hòa Bình). Vào tháng 9/2007, nhà máy chính thức đi vào hoạt động. Theo thiết kế, nếu có đủ nguyên liệu sản xuất, mỗi năm nhà máy tiêu thụ tới 40.000 đến 50.000 tấn sắn củ.
Điều đáng nói là trong quá trình hoạt động sản xuất, nước thải chưa qua xử lý của nhà máy đã trực tiếp đổ xuống mương, xuống rãnh, gây ô nhiễm nặng nguồn nước sạch của bà con vùng cao nơi đây.
Đặc biệt vào mùa thu hoạch sắn, nhà máy chế biến, sản xuất cả ngày lẫn đêm, mùi hôi thối bay khắp làng, khắp xã khiến người dân trong vùng ăn không ngon, ngủ không yên.
Trước tình trạng trên, bà con đã họp bàn và gửi đơn kiến nghị lên chính quyền địa phương, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một phản hồi tích cực nào từ phía lãnh đạo nhà máy và cơ quan chức năng.
Theo phản ánh của người dân, chỉ trong thời gian ngắn chưa đầy 30 ngày, nhà máy xả nước thải chưa xử lý ra cống, rãnh khiến toàn bộ số giếng nước của các hộ dân bị ô nhiễm không thể sử dụng được.
Anh Lê Đại Hành, ở phố Lồ, xã Phong Phú, bức xúc cho biết: “Trước đây, nước giếng khoan của gia đình tuy bị ô nhiễm nhưng mức độ nhẹ vẫn có thể xử lý bằng phèn chua để tắm giặt được. Thế nhưng những ngày gần đây, giếng khoan nhà tôi mặc dù sâu đến vài chục mét, khi bơm lên chỉ thấy toàn nước đen, để lắng thì xuất hiện các váng màu vàng, mùi hôi thối rất khó chịu, không thể dùng được. Để có nước sinh hoạt, hàng ngày gia đình tôi phải mua với giá 60.000 đến 70.000/m3. Bình quân, cả gia đình mỗi ngày sử dụng khoảng 1m3, tính ra hàng tháng chúng tôi phải mất gần 2 triệu đồng tiền mua nước sạch để sinh hoạt.”
Do nguồn nước bị ô nhiễm quá nặng, nhân dân đã có đơn phản ánh kiến nghị tới Phòng cảnh sát môi trường tỉnh Hòa Bình về lấy mẫu nước kiểm tra.
Đến lúc này, nhà máy mới cho người đi dọn dẹp, phát quang và rắc vôi khử trùng tại các mương, rãnh thoát nước. Tuy nhiên, do nguồn nước thải ô nhiễm quá nặng, nên việc “chữa cháy” tạm thời không thể xử lý triệt để.
Anh Bùi Văn Anh ở xóm Lầm 2, xã Phong Phú cho biết: "Cạnh nhà tôi, cách chưa đầy 2m là hai rãnh nước thải của Nhà máy tinh bột sắn Phú Mỹ. Thời gian qua, khi Nhà máy bước vào vụ sản xuất chính, nguồn nước sinh hoạt của gia đình bị ô nhiễm nặng, không thể sử dụng được. Ngoài thiếu nước sinh hoạt, gia đình tôi còn phải hứng chịu mùi hôi thối từ công đoạn ủ sắn của nhà máy xả ra. Vì vậy, các cháu nhà tôi ban ngày thì đi học, tối đến phải ở nhờ nhà ông bà."
Khi được hỏi về vấn đề này, Giám đốc Nhà máy tinh bột sắn Phú Mỹ, Lương Quang Thi xác nhận việc nhà máy xả thải nước gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường là hoàn toàn đúng với kiến nghị của dân.
Các Sở, ban, ngành liên quan cũng như chính quyền huyện Tân Lạc cần sớm điều tra làm rõ sự việc, cần thiết đình chỉ hoàn toàn hoạt động của Nhà máy và buộc Nhà máy bồi thường thiệt hại cho nhân dân./.
Trước đó ba năm, nhà máy này cũng đã buộc phải dừng toàn bộ hoạt động để khắc phục hậu quả do xả nước thải, gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt của người dân nơi đây. Tuy nhiên, mấy tháng gần đây, nhà máy này lại được phép hoạt động và tiếp tục xả nước bẩn ra môi trường.
Nhà máy tinh bột sắn Phú Mỹ được đầu tư xây dựng trên địa bàn xã Phong Phú, huyện Tân Lạc (Hòa Bình). Vào tháng 9/2007, nhà máy chính thức đi vào hoạt động. Theo thiết kế, nếu có đủ nguyên liệu sản xuất, mỗi năm nhà máy tiêu thụ tới 40.000 đến 50.000 tấn sắn củ.
Điều đáng nói là trong quá trình hoạt động sản xuất, nước thải chưa qua xử lý của nhà máy đã trực tiếp đổ xuống mương, xuống rãnh, gây ô nhiễm nặng nguồn nước sạch của bà con vùng cao nơi đây.
Đặc biệt vào mùa thu hoạch sắn, nhà máy chế biến, sản xuất cả ngày lẫn đêm, mùi hôi thối bay khắp làng, khắp xã khiến người dân trong vùng ăn không ngon, ngủ không yên.
Trước tình trạng trên, bà con đã họp bàn và gửi đơn kiến nghị lên chính quyền địa phương, nhưng cho đến nay vẫn chưa có một phản hồi tích cực nào từ phía lãnh đạo nhà máy và cơ quan chức năng.
Theo phản ánh của người dân, chỉ trong thời gian ngắn chưa đầy 30 ngày, nhà máy xả nước thải chưa xử lý ra cống, rãnh khiến toàn bộ số giếng nước của các hộ dân bị ô nhiễm không thể sử dụng được.
Anh Lê Đại Hành, ở phố Lồ, xã Phong Phú, bức xúc cho biết: “Trước đây, nước giếng khoan của gia đình tuy bị ô nhiễm nhưng mức độ nhẹ vẫn có thể xử lý bằng phèn chua để tắm giặt được. Thế nhưng những ngày gần đây, giếng khoan nhà tôi mặc dù sâu đến vài chục mét, khi bơm lên chỉ thấy toàn nước đen, để lắng thì xuất hiện các váng màu vàng, mùi hôi thối rất khó chịu, không thể dùng được. Để có nước sinh hoạt, hàng ngày gia đình tôi phải mua với giá 60.000 đến 70.000/m3. Bình quân, cả gia đình mỗi ngày sử dụng khoảng 1m3, tính ra hàng tháng chúng tôi phải mất gần 2 triệu đồng tiền mua nước sạch để sinh hoạt.”
Do nguồn nước bị ô nhiễm quá nặng, nhân dân đã có đơn phản ánh kiến nghị tới Phòng cảnh sát môi trường tỉnh Hòa Bình về lấy mẫu nước kiểm tra.
Đến lúc này, nhà máy mới cho người đi dọn dẹp, phát quang và rắc vôi khử trùng tại các mương, rãnh thoát nước. Tuy nhiên, do nguồn nước thải ô nhiễm quá nặng, nên việc “chữa cháy” tạm thời không thể xử lý triệt để.
Anh Bùi Văn Anh ở xóm Lầm 2, xã Phong Phú cho biết: "Cạnh nhà tôi, cách chưa đầy 2m là hai rãnh nước thải của Nhà máy tinh bột sắn Phú Mỹ. Thời gian qua, khi Nhà máy bước vào vụ sản xuất chính, nguồn nước sinh hoạt của gia đình bị ô nhiễm nặng, không thể sử dụng được. Ngoài thiếu nước sinh hoạt, gia đình tôi còn phải hứng chịu mùi hôi thối từ công đoạn ủ sắn của nhà máy xả ra. Vì vậy, các cháu nhà tôi ban ngày thì đi học, tối đến phải ở nhờ nhà ông bà."
Khi được hỏi về vấn đề này, Giám đốc Nhà máy tinh bột sắn Phú Mỹ, Lương Quang Thi xác nhận việc nhà máy xả thải nước gây ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường là hoàn toàn đúng với kiến nghị của dân.
Các Sở, ban, ngành liên quan cũng như chính quyền huyện Tân Lạc cần sớm điều tra làm rõ sự việc, cần thiết đình chỉ hoàn toàn hoạt động của Nhà máy và buộc Nhà máy bồi thường thiệt hại cho nhân dân./.
Nguyễn Quốc Trị (TTXVN/Vietnam+)