Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, cơ quan công tố Ai Cập ngày 19/8 đã ra lệnh giam giữ Tổng thống bị phế truất Mohamed Morsi trong 15 ngày để điều tra cáo buộc "kích động bạo lực" chống lại người biểu tình.
Nhật báo Al Ahram cho biết ông Morsi bị cáo buộc tham gia các cuộc tấn công bạo lực nhằm vào những người biểu tình trước Dinh tổng thống Ittihadiya ở Cairo hôm 5/12/2012, khiến ít nhất 8 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. Hiện 4 cựu cố vấn của ông Morsi cũng đang bị giam giữ để điều tra về cáo buộc tương tự.
Vị tổng thống dân bầu đầu tiên trong lịch sử Ai Cập này cũng đang bị điều tra về các cáo buộc làm gián điệp, tấn công đồn cảnh sát, phá hủy hồ sơ cảnh sát, cố ý giết người, bắt cóc nhân viên cảnh sát và tù nhân, "bắt tay" với phong trào Hồi giáo Hamas để dàn xếp vụ đào tẩu khỏi nhà tù trong làn sóng chính biến đầu năm 2011. Ngoài ra, ông Morsi còn phải đối mặt với nhiều cáo buộc khác như giết người, âm mưu giết người, tung tin sai lệch ảnh hưởng đến các cuộc điều tra, giam giữ, tra tấn và đe dọa người dân. Ông Morsi bị quân đội ra lệnh phế truất hôm 3/7 vừa qua, sau làn sóng biểu tình rầm rộ thu hút hàng triệu người tham gia, và hiện bị giam giữ tại một địa điểm bí mật.
Cùng ngày, cơ quan công tố cũng ra lệnh bắt giữ 255 thành viên tổ chức Anh em Hồi giáo (MB) để điều tra về hàng loạt cáo buộc, trong đó có giết người, âm mưu giết người, có hành vi côn đồ, phá hoại và cố ý gây hỏa hoạn.
Trước đó, hôm 17/8, đã có 359 thành viên MB bị bắt giữ sau khi cảnh sát bao vây thánh đường Hồi giáo Al-Fatah ở quảng trường Ramses ở trung tâm Cairo. Trong khi đó, phát biểu tại một cuộc họp chiều 19/8, lãnh đạo MB Ahmed Abu Baraka cho biết hơn 400 thành viên cấp cao của tổ chức này đã bị bắt giữ kể từ ngày 14/8 vừa qua.
Cũng trong ngày 19/8, ngoài vụ phục kích sát hại 25 cảnh sát tại Bán đảo Sinai, tình hình tại Cairo và các địa phương khác trên khắp cả nước đã yên ắng trở lại. Trong khi đó, 9 cuộc biểu tình, tuần hành đòi phục chức cho ông Morsi tại Cairo và tỉnh Giza kế bên đã không diễn ra theo lời kêu gọi của Liên minh quốc gia ủng hộ tính hợp pháp (NASL) - lực lượng vừa được thành lập với thành phần gồm 34 chính đảng và phong trào Hồi giáo, trong đó có MB. Trước đó, NASL cũng đã quyết định hủy bỏ các cuộc biểu tình và tuần hành được lên kế hoạch vào ngày 18/8 vừa qua.
Sau một phiên giao dịch giả khá mạnh vào ngày 18/8, EGX30, chỉ số chính của thị trường chứng khoán Ai Cập, chỉ giảm 0,1%. Trong khi đó, chỉ số EGX70 lại bật tăng 1,2% khi nhà đầu tư trong nước tăng cường mua vào. Dự kiến, thị trường chứng khoán Ai Cập sẽ khôi phục hoạt động trong ngày 20/8. Nhiều hãng quốc tế cũng thông báo khôi phục hoạt động sản xuất như bình thường.
Tối 19/8, trưởng đại diện báo Al Ahram tại tỉnh Beheira đã bị quân đội bắn chết, trong khi đó một nhà báo khác thuộc báo Al-Gomhoreya đã bị thương tại một chốt kiểm soát của quân đội sau giờ giới nghiêm.
Theo tờ Al Ahram, hai nhà báo trên đang trên đường về nhà sau cuộc gặp với tỉnh trưởng. Nhà báo và các nhân viên truyền thông là một trong số ít đối tượng được miễn áp dụng lệnh giới nghiêm do chính quyền Ai Cập công bố hôm 14/8 vừa qua.
Trong một diễn biến khác, người đứng đầu Ủy ban sửa đổi hiến pháp Ali Awad cho biết ủy ban này đã hoàn thành việc xem xét điều chỉnh 130 điều khoản của Hiến pháp năm 2012, trong đó 3 điều liên quan đến thể chế nhà nước, quốc giáo (đạo Hồi), ngôn ngữ chính thức (tiếng Arập) và vị trí của Luật Hồi giáo Sharia vẫn được giữ như cũ.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, bất chấp áp lực ngày càng tăng từ Quốc hội, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 19/8 thông báo chưa thể đưa ra quyết chính thức về khả năng phong tỏa viện trợ (cả về quân sự, an ninh và kinh tế) cho Ai Cập để phản đối các hành động trấn áp của quân đội với người biểu tình ủng hộ ông Morsi.
Truyền thông Mỹ cho rằng việc quân đội Ai Cập ra tay đàn áp đẫm máu người biểu tình đang đẩy chính quyền của ông Obama vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Ông Obama từng thừa nhận Mỹ muốn duy trì quan hệ với quân đội Ai Cập, nhưng không thể làm ngơ trước tình trạng bạo lực hiện nay đã làm gần 800 người thiệt mạng.
Mỹ hiện mới chỉ tuyên bố hủy cuộc tập trận chung giữa hai nước và vẫn cố tránh gọi việc Tổng thống Morsi bị lật đổ hôm 3/7 vừa qua là một cuộc đảo chính. Nhà Trắng lo ngại việc cắt viện trợ có nguy cơ làm giảm bớt ảnh hưởng của Mỹ đối với các nhà lãnh đạo quân đội Ai Cập hiện đang trở lại nắm quyền.
Theo một số chuyên gia, khó khăn lớn đối với chính quyền Obama là các quốc gia chủ chốt tại vùng Vịnh như Arập Xêút, Kuwait và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) đã cam kết viện trợ cho quân đội Ai Cập tổng cộng 12 tỷ USD, gấp 8 lần mức viện trợ của Mỹ, trong trường hợp Nhà Trắng quyết định cắt viện trợ.
Riêng Arập Xêút vì lo ngại ảnh hưởng của MB lan rộng tới khu vực Vùng Vịnh nên ngay sau khi Tổng thống Morsi bị lật đổ đã cam kết viện trợ 5 tỷ USD cho quân đội Ai Cập./.
Nhật báo Al Ahram cho biết ông Morsi bị cáo buộc tham gia các cuộc tấn công bạo lực nhằm vào những người biểu tình trước Dinh tổng thống Ittihadiya ở Cairo hôm 5/12/2012, khiến ít nhất 8 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. Hiện 4 cựu cố vấn của ông Morsi cũng đang bị giam giữ để điều tra về cáo buộc tương tự.
Vị tổng thống dân bầu đầu tiên trong lịch sử Ai Cập này cũng đang bị điều tra về các cáo buộc làm gián điệp, tấn công đồn cảnh sát, phá hủy hồ sơ cảnh sát, cố ý giết người, bắt cóc nhân viên cảnh sát và tù nhân, "bắt tay" với phong trào Hồi giáo Hamas để dàn xếp vụ đào tẩu khỏi nhà tù trong làn sóng chính biến đầu năm 2011. Ngoài ra, ông Morsi còn phải đối mặt với nhiều cáo buộc khác như giết người, âm mưu giết người, tung tin sai lệch ảnh hưởng đến các cuộc điều tra, giam giữ, tra tấn và đe dọa người dân. Ông Morsi bị quân đội ra lệnh phế truất hôm 3/7 vừa qua, sau làn sóng biểu tình rầm rộ thu hút hàng triệu người tham gia, và hiện bị giam giữ tại một địa điểm bí mật.
Cùng ngày, cơ quan công tố cũng ra lệnh bắt giữ 255 thành viên tổ chức Anh em Hồi giáo (MB) để điều tra về hàng loạt cáo buộc, trong đó có giết người, âm mưu giết người, có hành vi côn đồ, phá hoại và cố ý gây hỏa hoạn.
Trước đó, hôm 17/8, đã có 359 thành viên MB bị bắt giữ sau khi cảnh sát bao vây thánh đường Hồi giáo Al-Fatah ở quảng trường Ramses ở trung tâm Cairo. Trong khi đó, phát biểu tại một cuộc họp chiều 19/8, lãnh đạo MB Ahmed Abu Baraka cho biết hơn 400 thành viên cấp cao của tổ chức này đã bị bắt giữ kể từ ngày 14/8 vừa qua.
Cũng trong ngày 19/8, ngoài vụ phục kích sát hại 25 cảnh sát tại Bán đảo Sinai, tình hình tại Cairo và các địa phương khác trên khắp cả nước đã yên ắng trở lại. Trong khi đó, 9 cuộc biểu tình, tuần hành đòi phục chức cho ông Morsi tại Cairo và tỉnh Giza kế bên đã không diễn ra theo lời kêu gọi của Liên minh quốc gia ủng hộ tính hợp pháp (NASL) - lực lượng vừa được thành lập với thành phần gồm 34 chính đảng và phong trào Hồi giáo, trong đó có MB. Trước đó, NASL cũng đã quyết định hủy bỏ các cuộc biểu tình và tuần hành được lên kế hoạch vào ngày 18/8 vừa qua.
Sau một phiên giao dịch giả khá mạnh vào ngày 18/8, EGX30, chỉ số chính của thị trường chứng khoán Ai Cập, chỉ giảm 0,1%. Trong khi đó, chỉ số EGX70 lại bật tăng 1,2% khi nhà đầu tư trong nước tăng cường mua vào. Dự kiến, thị trường chứng khoán Ai Cập sẽ khôi phục hoạt động trong ngày 20/8. Nhiều hãng quốc tế cũng thông báo khôi phục hoạt động sản xuất như bình thường.
Tối 19/8, trưởng đại diện báo Al Ahram tại tỉnh Beheira đã bị quân đội bắn chết, trong khi đó một nhà báo khác thuộc báo Al-Gomhoreya đã bị thương tại một chốt kiểm soát của quân đội sau giờ giới nghiêm.
Theo tờ Al Ahram, hai nhà báo trên đang trên đường về nhà sau cuộc gặp với tỉnh trưởng. Nhà báo và các nhân viên truyền thông là một trong số ít đối tượng được miễn áp dụng lệnh giới nghiêm do chính quyền Ai Cập công bố hôm 14/8 vừa qua.
Trong một diễn biến khác, người đứng đầu Ủy ban sửa đổi hiến pháp Ali Awad cho biết ủy ban này đã hoàn thành việc xem xét điều chỉnh 130 điều khoản của Hiến pháp năm 2012, trong đó 3 điều liên quan đến thể chế nhà nước, quốc giáo (đạo Hồi), ngôn ngữ chính thức (tiếng Arập) và vị trí của Luật Hồi giáo Sharia vẫn được giữ như cũ.
Theo phóng viên TTXVN tại Washington, bất chấp áp lực ngày càng tăng từ Quốc hội, chính quyền của Tổng thống Mỹ Barack Obama ngày 19/8 thông báo chưa thể đưa ra quyết chính thức về khả năng phong tỏa viện trợ (cả về quân sự, an ninh và kinh tế) cho Ai Cập để phản đối các hành động trấn áp của quân đội với người biểu tình ủng hộ ông Morsi.
Truyền thông Mỹ cho rằng việc quân đội Ai Cập ra tay đàn áp đẫm máu người biểu tình đang đẩy chính quyền của ông Obama vào tình thế tiến thoái lưỡng nan. Ông Obama từng thừa nhận Mỹ muốn duy trì quan hệ với quân đội Ai Cập, nhưng không thể làm ngơ trước tình trạng bạo lực hiện nay đã làm gần 800 người thiệt mạng.
Mỹ hiện mới chỉ tuyên bố hủy cuộc tập trận chung giữa hai nước và vẫn cố tránh gọi việc Tổng thống Morsi bị lật đổ hôm 3/7 vừa qua là một cuộc đảo chính. Nhà Trắng lo ngại việc cắt viện trợ có nguy cơ làm giảm bớt ảnh hưởng của Mỹ đối với các nhà lãnh đạo quân đội Ai Cập hiện đang trở lại nắm quyền.
Theo một số chuyên gia, khó khăn lớn đối với chính quyền Obama là các quốc gia chủ chốt tại vùng Vịnh như Arập Xêút, Kuwait và Các tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE) đã cam kết viện trợ cho quân đội Ai Cập tổng cộng 12 tỷ USD, gấp 8 lần mức viện trợ của Mỹ, trong trường hợp Nhà Trắng quyết định cắt viện trợ.
Riêng Arập Xêút vì lo ngại ảnh hưởng của MB lan rộng tới khu vực Vùng Vịnh nên ngay sau khi Tổng thống Morsi bị lật đổ đã cam kết viện trợ 5 tỷ USD cho quân đội Ai Cập./.
(TTXVN)