Mười lăm nhà thầu công trình Keangnam sẽ bị xử phạt với số tiền lên tới 235 triệu đồng.
Đây là thông tin được đưa ra bởi đoàn thanh tra liên ngành về an toàn lao động của thành phố Hà Nội tại công trình Keangnam ngày hôm nay, 4/5.
Từ tháng 7/2009 tới tháng 2/2010, tại công trình tòa nhà cao nhất Việt Nam - Keangnam Hanoi Landmark Tower (Keangnam) - đã liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 6 người chết và 3 người bị thương.
Ngày 26/2, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Phí Thái Bình đã ký quyết định thanh tra việc chấp hành các quy định về an toàn lao động tại tổ hợp công trình xây dựng Keangnam trên đường Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội.
Theo kết luận chính thức, tại thời điểm thanh tra, mỗi ngày có khoảng 3.500 cán bộ, lao động làm việc, trong đó 198 người nước ngoài (chủ yếu là Hàn Quốc) và 3.300 người Việt Nam, làm việc 3 ca. Tình trạng tuyển, sử dụng lao động ở các địa phương chưa có nghề là khá phổ biến nên người lao động hạn chế về trình độ, kinh nghiệm. Khả năng thích nghi của lao động Việt Nam với điều kiện tổ chức thi công công trình do người nước ngoài quản lý, điều hành cũng kém do bất đồng về ngôn ngữ
Theo kết luận của Đoàn thanh tra, tại thời điểm thanh tra, có nhiều đơn vị, doanh nghiệp cùng làm việc, thi công tại công trình như nhà thầu chính (Công ty Trách nhiệm hữu hạn Keangnam Enterprises, Hàn Quốc), đơn vị tư vấn giám sát (Viện Khoa học Công nghệ xây dựng Việt Nam – IBST), 24 nhà thầu phụ có hợp đồng kinh tế trực tiếp với nhà thầu chính và khoảng 50 nhà thầu khác, ký hợp đồng thi công, cung cấp nguyên vật liệu, dịch vụ khác với các nhà thầu phụ.
Qua kiểm tra lao động của các nhà thầu phụ, đoàn nhận thấy đa số các nhà thầu không trang bị đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động. Các nhà thầu (có trụ sở, chi nhánh đóng tại Hà Nội) chưa báo cáo định kỳ tai nạn lao động với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội, không lập sổ thống kê tai nạn lao động. Quy trình xử lý các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng chưa được thực hiện đúng theo quy định...
Đơn vị tư vấn giám sát IBST cũng bị phát hiện nhiều sai phạm như số cán bộ được cử giám sát công trình chưa có đủ chứng chỉ hành nghề, chưa kịp thời phát hiện một số thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn không có phiếu kết quả kiểm định.
Tại thời điểm kiểm tra, có tới 12/42 thiết bị chưa có phiếu kết quả kiểm định. Cả 42 thiết bị này đều chưa được đăng ký với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội. Cán bộ tư vấn giám sát thiếu kiểm tra, yêu cầu các nhà thầu trang bị đủ phương tiện bảo vệ cho người lao động.
Với những hành vi vi phạm an toàn lao động của 15 nhà thầu tại công trình toà nhà Keangnam, đoàn thanh tra đã xử phạt với tổng số tiền là 235 triệu đồng./.
Đây là thông tin được đưa ra bởi đoàn thanh tra liên ngành về an toàn lao động của thành phố Hà Nội tại công trình Keangnam ngày hôm nay, 4/5.
Từ tháng 7/2009 tới tháng 2/2010, tại công trình tòa nhà cao nhất Việt Nam - Keangnam Hanoi Landmark Tower (Keangnam) - đã liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 6 người chết và 3 người bị thương.
Ngày 26/2, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Phí Thái Bình đã ký quyết định thanh tra việc chấp hành các quy định về an toàn lao động tại tổ hợp công trình xây dựng Keangnam trên đường Phạm Hùng, Từ Liêm, Hà Nội.
Theo kết luận chính thức, tại thời điểm thanh tra, mỗi ngày có khoảng 3.500 cán bộ, lao động làm việc, trong đó 198 người nước ngoài (chủ yếu là Hàn Quốc) và 3.300 người Việt Nam, làm việc 3 ca. Tình trạng tuyển, sử dụng lao động ở các địa phương chưa có nghề là khá phổ biến nên người lao động hạn chế về trình độ, kinh nghiệm. Khả năng thích nghi của lao động Việt Nam với điều kiện tổ chức thi công công trình do người nước ngoài quản lý, điều hành cũng kém do bất đồng về ngôn ngữ
Theo kết luận của Đoàn thanh tra, tại thời điểm thanh tra, có nhiều đơn vị, doanh nghiệp cùng làm việc, thi công tại công trình như nhà thầu chính (Công ty Trách nhiệm hữu hạn Keangnam Enterprises, Hàn Quốc), đơn vị tư vấn giám sát (Viện Khoa học Công nghệ xây dựng Việt Nam – IBST), 24 nhà thầu phụ có hợp đồng kinh tế trực tiếp với nhà thầu chính và khoảng 50 nhà thầu khác, ký hợp đồng thi công, cung cấp nguyên vật liệu, dịch vụ khác với các nhà thầu phụ.
Qua kiểm tra lao động của các nhà thầu phụ, đoàn nhận thấy đa số các nhà thầu không trang bị đủ phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động. Các nhà thầu (có trụ sở, chi nhánh đóng tại Hà Nội) chưa báo cáo định kỳ tai nạn lao động với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội Hà Nội, không lập sổ thống kê tai nạn lao động. Quy trình xử lý các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng chưa được thực hiện đúng theo quy định...
Đơn vị tư vấn giám sát IBST cũng bị phát hiện nhiều sai phạm như số cán bộ được cử giám sát công trình chưa có đủ chứng chỉ hành nghề, chưa kịp thời phát hiện một số thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn không có phiếu kết quả kiểm định.
Tại thời điểm kiểm tra, có tới 12/42 thiết bị chưa có phiếu kết quả kiểm định. Cả 42 thiết bị này đều chưa được đăng ký với Sở Lao động-Thương binh và Xã hội. Cán bộ tư vấn giám sát thiếu kiểm tra, yêu cầu các nhà thầu trang bị đủ phương tiện bảo vệ cho người lao động.
Với những hành vi vi phạm an toàn lao động của 15 nhà thầu tại công trình toà nhà Keangnam, đoàn thanh tra đã xử phạt với tổng số tiền là 235 triệu đồng./.
Bản kết luận thanh tra còn nêu rõ vụ tai nạn lao động xảy ra ngày 22/2/2010 làm kỹ sư Vũ Văn Lâm tử nạn. Theo đoàn thanh tra, vụ việc này có một phần trách nhiệm của đơn vị tư vấn giám sát IBST trong việc kiểm tra biện pháp an toàn và giám sát thi công lắp dựng cốp pha vách vào ngày 10/2/2010 do chi nhánh Công ty Cofico thực hiện. Công nhân đã lắp dựng chống tạm tấm cốp pha, chưa néo gông chắc chắn, sau đó nghỉ tết 12 ngày. Đến ngày làm việc đầu tiên của năm mới, tấm cốp pha đã đổ đè lên người kỹ sư Lâm gây tai nạn chết người. |
P.V (Vietnam+)