Ngày 7/1, sau hơn 3 giờ xét xử sơ thẩm vụ án clip tắm hành hạ bé Hồ Thị Thúy Ngân, Tòa án Nhân dân huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương đã tuyên phạt bảo mẫu Trần Thị Phụng, 53 tuổi, ở ấp Bình Thuận I, xã Thuận Giao, huyện Thuận An 24 tháng tù giam.
Ngoài ra, bị cáo Phụng phải bồi thường thiệt hại về tinh thần cho gia đình cháu Ngân 5 triệu đồng.
Tại phiên xử, bị cáo Phụng đã thừa nhận tất cả các hành vi hành hạ bé Hồ Thúy Ngân, 3 tuổi, là con của vợ chồng công nhân được gửi cho Phụng.
Hội đồng xét xử nhận định đây là vụ án gây phẫn nộ trong dư luận, gây hoang mang cho những gia đình công nhân có con nhỏ muốn gửi vào nhà trẻ.
Phiên tòa đã thu hút sự chú ý của dư luận. Ngay từ sáng sớm, khuôn viên rộng của Ủy ban Nhân dân xã Thuận Giao đã không đủ sức chứa xe máy của người dân, phải mở thêm hai bãi giữ xe ra bên ngoài Đại lộ Bình Dương.
Bảo mẫu Trần Thị Phụng đến phiên tòa với vẻ mặt lo lắng, liên tục nấc lên khóc khi Hội đồng xét xử hỏi tội.
Khi đại diện Viện Kiểm sát hỏi “Hành động của bị cáo giật tóc, tạt nước vào em bé 3 tuổi không có khả năng kháng cự lại thì có đúng không”, bị cáo Phụng trả lời lí nhí, cúi đầu khóc trước vành móng ngựa.
Hội đồng xét xử cho rằng bị cáo Trần Thị Phụng từng làm mẹ, làm bà, là người chủ cơ sở giữ trẻ nhưng lại có hành vi quá nhẫn tâm.
Trong quá trình xét xử, bị cáo Phụng tỏ ra ăn năn, hối hận về hành vi của mình và đã thành khẩn thừa nhận, khai báo. Tuy nhiên, hành vi hành hạ trẻ em của bị cáo cần phải lên án, nhằm răn đe cho người khác.
Phiên xét xử bảo mẫu Trần Thị Phụng để lại cho người dân Bình Dương và cả nước nhiều trăn trở về các điểm giữ trẻ. Hiện nay, hàng trăm ngàn công nhân lao động nhập cư có con nhỏ nhưng đi sớm về khuya, tăng ca thất thường nên không thể đưa, đón con đúng giờ. Vì lẽ đó, con em của công nhân gửi ở các điểm giữ trẻ tự phát như một giải pháp bắt buộc.
Mới đây, Hội đồng nhân dân Bình Dương đã nhất trí chủ trương về việc phải có điểm giữ trẻ, chỗ sinh hoạt, giải trí cho công nhân lao động khi quy hoạch các dự án mới, các khu công nghiệp mới./.
Ngoài ra, bị cáo Phụng phải bồi thường thiệt hại về tinh thần cho gia đình cháu Ngân 5 triệu đồng.
Tại phiên xử, bị cáo Phụng đã thừa nhận tất cả các hành vi hành hạ bé Hồ Thúy Ngân, 3 tuổi, là con của vợ chồng công nhân được gửi cho Phụng.
Hội đồng xét xử nhận định đây là vụ án gây phẫn nộ trong dư luận, gây hoang mang cho những gia đình công nhân có con nhỏ muốn gửi vào nhà trẻ.
Phiên tòa đã thu hút sự chú ý của dư luận. Ngay từ sáng sớm, khuôn viên rộng của Ủy ban Nhân dân xã Thuận Giao đã không đủ sức chứa xe máy của người dân, phải mở thêm hai bãi giữ xe ra bên ngoài Đại lộ Bình Dương.
Bảo mẫu Trần Thị Phụng đến phiên tòa với vẻ mặt lo lắng, liên tục nấc lên khóc khi Hội đồng xét xử hỏi tội.
Khi đại diện Viện Kiểm sát hỏi “Hành động của bị cáo giật tóc, tạt nước vào em bé 3 tuổi không có khả năng kháng cự lại thì có đúng không”, bị cáo Phụng trả lời lí nhí, cúi đầu khóc trước vành móng ngựa.
Hội đồng xét xử cho rằng bị cáo Trần Thị Phụng từng làm mẹ, làm bà, là người chủ cơ sở giữ trẻ nhưng lại có hành vi quá nhẫn tâm.
Trong quá trình xét xử, bị cáo Phụng tỏ ra ăn năn, hối hận về hành vi của mình và đã thành khẩn thừa nhận, khai báo. Tuy nhiên, hành vi hành hạ trẻ em của bị cáo cần phải lên án, nhằm răn đe cho người khác.
Phiên xét xử bảo mẫu Trần Thị Phụng để lại cho người dân Bình Dương và cả nước nhiều trăn trở về các điểm giữ trẻ. Hiện nay, hàng trăm ngàn công nhân lao động nhập cư có con nhỏ nhưng đi sớm về khuya, tăng ca thất thường nên không thể đưa, đón con đúng giờ. Vì lẽ đó, con em của công nhân gửi ở các điểm giữ trẻ tự phát như một giải pháp bắt buộc.
Mới đây, Hội đồng nhân dân Bình Dương đã nhất trí chủ trương về việc phải có điểm giữ trẻ, chỗ sinh hoạt, giải trí cho công nhân lao động khi quy hoạch các dự án mới, các khu công nghiệp mới./.
Dương Chí Tưởng (TTXVN/Vietnam+)