Ngày 18/7, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội vùng Tây Nguyên đến năm 2020, với mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm giai đoạn 2011-2015 đạt 7,9%/năm và giai đoạn 2016-2020 đạt 8,7%/năm.
Đến năm 2015, GDP bình quân đầu người đạt 24 triệu đồng và vào năm 2020 đạt khoảng 46 triệu đồng. Tỷ trọng nông nghiệp-công nghiệp-dịch vụ trong cơ cấu kinh tế vào năm 2015 lần lượt là 43,6%, 29,2% và 27,2%; đến năm 2020 cơ cấu kinh tế tương ứng là 34,7%, 35% và 30,3%...
Quy hoạch cũng đặt mục tiêu từng bước đưa Tây Nguyên trở thành vùng động lực phát triển kinh tế của cả nước; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái; bảo đảm quốc phòng an ninh.
Quy hoạch sẽ chuyển đổi toàn diện cơ cấu nông nghiệp để đến năm 2020 vùng Tây Nguyên cơ bản có nền nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, tập trung, có sức cạnh tranh cao, hiệu quả và bền vững gắn với công nghiệp chế biến; xây dựng thương hiệu một số sản phẩm có lợi thế so sánh của vùng như càphê, cao su, cacao, tiêu.
Bên cạnh đó, khuyến khích chuyển diện tích lúa năng suất thấp, nước tưới không ổn định sang các loại cây trồng cạn có hiệu quả cao hơn; chú trọng phát triển chăn nuôi, trong đó tập trung chăn nuôi đại gia súc (bò thịt, bò sữa, trâu, dê...).
Phát huy có hiệu quả tiềm năng mặt nước, nhất là mặt nước các hồ chứa lớn (hồ thủy điện, thủy lợi,...) để phát triển thủy sản. Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, hướng vào chế biến các sản phẩm có lợi thế về nguyên liệu. Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, phát triển ngành cơ khí chế tạo, đẩy nhanh phát triển các ngành dịch vụ, đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân...
Về phát triển không gian đô thị, phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ đô thị hóa toàn vùng Tây Nguyên đạt khoảng 31,5% và khoảng 36,2% vào năm 2020. Trong đó, xây dựng, phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm của vùng Tây Nguyên; trung tâm dịch vụ, công nghiệp, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế; là đô thị hạt nhân trong Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia.
Xây dựng thành phố Đà Lạt là đô thị có điều kiện tự nhiên (khí hậu), các giá trị văn hóa, lịch sử đặc thù; một trong những trung tâm du lịch nghỉ dưỡng lớn của cả nước và quốc tế; trung tâm đào tạo đa ngành, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của cả nước. Xây dựng thành phố Pleiku là một trong đô thị hạt nhân trong Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tiếp tục đầu tư phát triển thành phố Kon Tum và Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y để trở thành các động lực quan trọng của khu vực Bắc Tây Nguyên.
Bên cạnh đó, phấn đấu đến năm 2015, tại vùng Tây Nguyên sẽ hình thành các thị tứ, các điểm dân cư tập trung, từng bước xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng, các công trình công cộng (chợ, bưu điện, cửa hàng thương mại...) tại các khu vực có điều kiện thuận lợi cho phát triển, giao lưu kinh tế, làm cơ sở cho việc hình thành các đô thị./.
Đến năm 2015, GDP bình quân đầu người đạt 24 triệu đồng và vào năm 2020 đạt khoảng 46 triệu đồng. Tỷ trọng nông nghiệp-công nghiệp-dịch vụ trong cơ cấu kinh tế vào năm 2015 lần lượt là 43,6%, 29,2% và 27,2%; đến năm 2020 cơ cấu kinh tế tương ứng là 34,7%, 35% và 30,3%...
Quy hoạch cũng đặt mục tiêu từng bước đưa Tây Nguyên trở thành vùng động lực phát triển kinh tế của cả nước; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, bảo vệ môi trường sinh thái; bảo đảm quốc phòng an ninh.
Quy hoạch sẽ chuyển đổi toàn diện cơ cấu nông nghiệp để đến năm 2020 vùng Tây Nguyên cơ bản có nền nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, tập trung, có sức cạnh tranh cao, hiệu quả và bền vững gắn với công nghiệp chế biến; xây dựng thương hiệu một số sản phẩm có lợi thế so sánh của vùng như càphê, cao su, cacao, tiêu.
Bên cạnh đó, khuyến khích chuyển diện tích lúa năng suất thấp, nước tưới không ổn định sang các loại cây trồng cạn có hiệu quả cao hơn; chú trọng phát triển chăn nuôi, trong đó tập trung chăn nuôi đại gia súc (bò thịt, bò sữa, trâu, dê...).
Phát huy có hiệu quả tiềm năng mặt nước, nhất là mặt nước các hồ chứa lớn (hồ thủy điện, thủy lợi,...) để phát triển thủy sản. Ưu tiên phát triển ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, hướng vào chế biến các sản phẩm có lợi thế về nguyên liệu. Phát triển công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, phát triển ngành cơ khí chế tạo, đẩy nhanh phát triển các ngành dịch vụ, đáp ứng yêu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân...
Về phát triển không gian đô thị, phấn đấu đến năm 2015 tỷ lệ đô thị hóa toàn vùng Tây Nguyên đạt khoảng 31,5% và khoảng 36,2% vào năm 2020. Trong đó, xây dựng, phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm của vùng Tây Nguyên; trung tâm dịch vụ, công nghiệp, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế; là đô thị hạt nhân trong Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia.
Xây dựng thành phố Đà Lạt là đô thị có điều kiện tự nhiên (khí hậu), các giá trị văn hóa, lịch sử đặc thù; một trong những trung tâm du lịch nghỉ dưỡng lớn của cả nước và quốc tế; trung tâm đào tạo đa ngành, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của cả nước. Xây dựng thành phố Pleiku là một trong đô thị hạt nhân trong Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tiếp tục đầu tư phát triển thành phố Kon Tum và Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Bờ Y để trở thành các động lực quan trọng của khu vực Bắc Tây Nguyên.
Bên cạnh đó, phấn đấu đến năm 2015, tại vùng Tây Nguyên sẽ hình thành các thị tứ, các điểm dân cư tập trung, từng bước xây dựng mạng lưới kết cấu hạ tầng, các công trình công cộng (chợ, bưu điện, cửa hàng thương mại...) tại các khu vực có điều kiện thuận lợi cho phát triển, giao lưu kinh tế, làm cơ sở cho việc hình thành các đô thị./.
(TTXVN)