Phó Tổng Thư ký phụ trách các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, ông Herve Ladsous ngày 24/7 đã có mặt tại Syria để giám sát tình hình hiện nay tại quốc gia Trung Đông này sau khi Liên hợp quốc gia hạn sứ mệnh của phái đoàn quan sát viên thêm 30 ngày.
Đây là chuyến thăm thứ hai của ông Ladsous tới Syria trong hai tháng qua.
Ông Ladsous cho biết chuyến đi nằm trong khuôn khổ nghị quyết mới nhất của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, theo đó tiếp tục sứ mệnh của Phái đoàn Giám sát Liên hợp quốc tại Syria (UNSMIS) thêm 30 ngày "trừ khi có tiến triển đáng kể liên quan đến mức độ bạo lực và việc sử dụng vũ khí hạng nặng".
Trung tướng Babacar Gaye của Senegal cũng đến Syria vào tối 24/7 để chỉ đạo sứ mệnh của UNSMIS.
Bộ Ngoại giao Nga ngày 24/7 cho biết nước này hy vọng chính quyền Syria sẽ nghiêm túc tuân thủ cam kết đối với lệnh cấm quốc tế về sử dụng vũ khí hóa học.
Nga nhấn mạnh: "Năm 1968, Syria đã thông qua Nghị định thư Geneva 1925, trong đó ngăn cấm sử dụng hơi ngạt, chất gây độc và các khí độc khác trong chiến tranh". Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ Nga hy vọng chính quyền Syria sẽ tiếp tục tôn trọng cam kết quốc tế này trong tương lai.
Tuyên bố trên được Mátxcơva đưa ra sau khi Bộ Ngoại giao Syria đề cập đến khả năng "sử dụng vũ khí hóa học trong trường hợp bị nước ngoài tấn công".
Tuy nhiên, Damascus khẳng định không bao giờ dùng vũ khí hóa học để chống lại người dân Syria trong tình hình khủng hoảng hiện nay.
Liên quan đến tình hình chiến sự, giao tranh vẫn diễn ra quyết liệt tại hai thành phố lớn Damascus và Aleppo. Có nhiều dấu hiệu cho thấy quân chính phủ đã đẩy lùi phe đối lập tại nhiều khu vực ở Damascus và đang tiến về Aleppo.
Các nguồn tin phe đối lập cũng nói rằng chính phủ đã điều động hàng nghìn binh sĩ đến thành phố thương mại Aleppo trong sáng 24/7.
Theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR), 77 người đã thiệt mạng vì bạo lực trong ngày 24/7 tại quốc gia Trung Đông này.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton lại nói rằng "phe đối lập cuối cùng sẽ giành quyền kiểm soát phần lớn lãnh thổ Syria".
Đây là lần đầu tiên Ngoại trưởng Mỹ đề cập thẳng đến việc phe đối lập Syria sẽ thắng, bất chấp nhiều quan chức Mỹ khác cho rằng cuộc chiến hiện nay sẽ còn kéo dài.
Bà Clinton còn nói đã đến lúc cần xem xét giải quyết các vấn đề hậu chiến như phương thức lãnh đạo Syria thời "hậu Assad" và tránh một cuộc trả thù tắm máu giữa các phe phái. Mặc dù không đề cập đến khả năng Mỹ sẽ hỗ trợ phe đối lập Syria lập vùng an toàn để đối phó với vũ khí hạng nặng của quân chính phủ, một động thái đòi hỏi Mỹ dính líu sâu hơn vào cuộc khủng hoảng Syria, song Ngoại trưởng Mỹ cho biết Washington sẽ hợp tác chặt chẽ với phe đối lập Syria.
Tuy nhiên, bà Clinton cũng nói rằng Tổng thống Syria Bashar Al Assad vẫn còn thời gian để bắt đầu các cuộc thương lượng nghiêm túc về việc thành lập một chính quyền chuyển tiếp, nhằm tìm ra lối thoát chấm dứt khủng hoảng.
Trong một diễn biến khác, các mạng truyền hình vệ tinh Arập ngày 24/7 đưa tin người đứng đầu Đại sứ quán Syria tại Cộng hòa Síp, Đại biện lâm thời Lamia al-Hariri đã đào nhiệm và chạy sang Qatar.
Nếu thông tin trên được xác nhận, đây là vụ đào nhiệm thứ hai của quan chức ngoại giao cấp cao Syria, sau khi Đại sứ Syria ở Iraq tuyên bố rời khỏi chính quyền Damascus và gia nhập lực lượng nổi dậy./.
Đây là chuyến thăm thứ hai của ông Ladsous tới Syria trong hai tháng qua.
Ông Ladsous cho biết chuyến đi nằm trong khuôn khổ nghị quyết mới nhất của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, theo đó tiếp tục sứ mệnh của Phái đoàn Giám sát Liên hợp quốc tại Syria (UNSMIS) thêm 30 ngày "trừ khi có tiến triển đáng kể liên quan đến mức độ bạo lực và việc sử dụng vũ khí hạng nặng".
Trung tướng Babacar Gaye của Senegal cũng đến Syria vào tối 24/7 để chỉ đạo sứ mệnh của UNSMIS.
Bộ Ngoại giao Nga ngày 24/7 cho biết nước này hy vọng chính quyền Syria sẽ nghiêm túc tuân thủ cam kết đối với lệnh cấm quốc tế về sử dụng vũ khí hóa học.
Nga nhấn mạnh: "Năm 1968, Syria đã thông qua Nghị định thư Geneva 1925, trong đó ngăn cấm sử dụng hơi ngạt, chất gây độc và các khí độc khác trong chiến tranh". Bộ Ngoại giao Nga nêu rõ Nga hy vọng chính quyền Syria sẽ tiếp tục tôn trọng cam kết quốc tế này trong tương lai.
Tuyên bố trên được Mátxcơva đưa ra sau khi Bộ Ngoại giao Syria đề cập đến khả năng "sử dụng vũ khí hóa học trong trường hợp bị nước ngoài tấn công".
Tuy nhiên, Damascus khẳng định không bao giờ dùng vũ khí hóa học để chống lại người dân Syria trong tình hình khủng hoảng hiện nay.
Liên quan đến tình hình chiến sự, giao tranh vẫn diễn ra quyết liệt tại hai thành phố lớn Damascus và Aleppo. Có nhiều dấu hiệu cho thấy quân chính phủ đã đẩy lùi phe đối lập tại nhiều khu vực ở Damascus và đang tiến về Aleppo.
Các nguồn tin phe đối lập cũng nói rằng chính phủ đã điều động hàng nghìn binh sĩ đến thành phố thương mại Aleppo trong sáng 24/7.
Theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR), 77 người đã thiệt mạng vì bạo lực trong ngày 24/7 tại quốc gia Trung Đông này.
Trong khi đó, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton lại nói rằng "phe đối lập cuối cùng sẽ giành quyền kiểm soát phần lớn lãnh thổ Syria".
Đây là lần đầu tiên Ngoại trưởng Mỹ đề cập thẳng đến việc phe đối lập Syria sẽ thắng, bất chấp nhiều quan chức Mỹ khác cho rằng cuộc chiến hiện nay sẽ còn kéo dài.
Bà Clinton còn nói đã đến lúc cần xem xét giải quyết các vấn đề hậu chiến như phương thức lãnh đạo Syria thời "hậu Assad" và tránh một cuộc trả thù tắm máu giữa các phe phái. Mặc dù không đề cập đến khả năng Mỹ sẽ hỗ trợ phe đối lập Syria lập vùng an toàn để đối phó với vũ khí hạng nặng của quân chính phủ, một động thái đòi hỏi Mỹ dính líu sâu hơn vào cuộc khủng hoảng Syria, song Ngoại trưởng Mỹ cho biết Washington sẽ hợp tác chặt chẽ với phe đối lập Syria.
Tuy nhiên, bà Clinton cũng nói rằng Tổng thống Syria Bashar Al Assad vẫn còn thời gian để bắt đầu các cuộc thương lượng nghiêm túc về việc thành lập một chính quyền chuyển tiếp, nhằm tìm ra lối thoát chấm dứt khủng hoảng.
Trong một diễn biến khác, các mạng truyền hình vệ tinh Arập ngày 24/7 đưa tin người đứng đầu Đại sứ quán Syria tại Cộng hòa Síp, Đại biện lâm thời Lamia al-Hariri đã đào nhiệm và chạy sang Qatar.
Nếu thông tin trên được xác nhận, đây là vụ đào nhiệm thứ hai của quan chức ngoại giao cấp cao Syria, sau khi Đại sứ Syria ở Iraq tuyên bố rời khỏi chính quyền Damascus và gia nhập lực lượng nổi dậy./.
(TTXVN)