Lễ hội Khai hạ Mường Bi được tổ chức từ ngày 6 - 8 (chính hội ngày mùng 8) tháng Giêng Âm lịch. Đây là lễ hội dân gian thường niên của người Mường Bi Tân Lạc, gắn liền với nền nông nghiệp lúa nước và văn minh Việt cổ. (Ảnh: Huyền Trang/Vietnam+)
Hàng năm cứ đúng ngày mùng 8 tháng Giêng Âm lịch, người dân Mường Bi lại tổ chức lễ Khai hạ tại đền thờ xóm Lũy, xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình với mong muốn về một năm mới mùa màng bội thu./.
Lễ Khai hạ gồm hai phần chính: phần lễ và phần hội. Hòa tấu Chiêng Mường là một trong những tiết mục nằm trong phần lễ khai hội. (Ảnh: Huyền Trang/Vietnam+)
Phần hòa tấu chiêng Mường được diễn ra trong khoảng 30 phút. Các nghệ nhân biểu diễn chiêng Mường tại lễ Khai hạ là nữ, có độ tuổi từ 18 - 50. (Ảnh: Huyền Trang/Vietnam+)
Một dàn chiêng Mường có 12 chiếc chiêng. Kích thước và cấu tạo của từng chiếc sẽ ảnh hưởng đến âm thanh phát ra. Vì vậy, các nghệ nhân biểu diễn tại lễ Khai hạ được phân công đánh các bộ chiêng khác nhau. (Ảnh: Huyền Trang/Vietnam+)
Sau hòa tấu chiêng Mường, phần lễ được tiếp tục với các tiết mục biểu diễn văn nghệ. (Ảnh: Huyền Trang/Vietnam+)
Lễ Khai hạ có hơn 10 gian hàng ẩm thực của các xã trong huyện Tân Lạc. Mỗi xã sẽ có cách chế biến và trang trí món ăn dân tộc riêng, tạo nên nét độc đáo cho lễ hội. (Ảnh: Huyền Trang/Vietnam+)
Ngoài cơm nếp ngũ sắc, rau đồ, cá nấu măng… thì ngóe nướng (một loại ếch nhỏ) là một trong những món ăn được người Mường Bi ưu chuộng. (Ảnh: Huyền Trang/Vietnam+)
Đa số các đồ vật cổ của người Mường đều làm bằng đồng, được đúc theo hình tượng 12 con giáp. Giá bán một chú gà trống đồng là 1,5 triệu đồng. (Ảnh: Huyền Trang/Vietnam+)
Người Mường có phong tục làm chuông đồng nhỏ và dao phong thủy. Với mục đích sử dụng trong các dịp: Cúng cơm mới, các ngày lễ của dân tộc... giúp người dân xua đuổi tà ma và cầu thần linh phù hộ bản làng. (Ảnh: Huyền Trang/Vietnam+)
(Vietnam+)