Chiều 11/11, tại Hà Nội, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức tọa đàm với các doanh nghiệp tỉnh Aichi, khu vực phía Bắc của Nhật Bản nhằm tìm phương án giúp doanh nghiệp đang đầu tư, hoạt động tại Việt Nam hiệu quả hơn.
Tại buổi tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông cho biết cơ cấu đầu tư của Nhật Bản và Việt Nam đều thiên về công nghiệp, điện tử phù hợp với thế mạnh của Nhật Bản và chính sách, mục tiêu thu hút đầu tư của Việt Nam.
Ông Etsuo Ogawa, Phó Tỉnh trưởng tỉnh Aichi cho rằng những vấn đề quan tâm, cần được hỗ trợ của các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam hiện nay là chính sách cải thiện hệ thống giao thông đường bộ và tình trạng thiếu lao động...
Trong những năm qua, quan hệ song phương Việt Nam-Nhật Bản luôn có bước phát triển tốt đẹp, nhất là quan hệ hợp tác đầu tư. Tính đến nay đã có 1.262 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 20,5 tỷ USD.
Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam tập trung chủ yếu vào công nghiệp chế biến, chế tạo với số vốn đầu tư trên 18 tỷ USD, chiếm hơn 52% tổng số vốn đầu tư. Một số lĩnh vực khác mà Nhật Bản có thế mạnh là thông tin truyền thông, thương mại, bán lẻ và xây dựng.
Một số dự án Nhật Bản đầu tư đã thành công như dự án công ty Honda Việt Nam; dự án Công ty Trách nhiệm hữu hạn Canon Việt Nam với tổng vốn đầu tư gần 77 triệu USD sản xuất phụ kiện máy in phun; dự án Công ty Toyota Việt Nam với tổng số vốn đầu tư 89 triệu USD sản xuất lắp ráp ôtô.
Bộ phận hỗ trợ Aichi được thành lập trên cơ sở biên bản ghi nhớ ký kết năm 2008 giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và chính quyền tỉnh Aichi (Nhật Bản) nhằm thúc đẩy giao lưu kinh tế và đầu tư giữa doanh nghiệp tỉnh Aichi và Việt Nam.
Đến nay, bộ phận Aichi này vẫn đang hoạt động hiệu quả, hỗ trợ tích cực cho cộng đồng doanh nghiệp Aichi tại Việt Nam trong việc cập nhật thông tin tình hình kinh tế-xã hội, chủ trương chính sách mới liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh, giải đáp thắc mắc cũng như hỗ trợ giải quyết các khó khăn cho doanh nghiệp./.
Tại buổi tọa đàm, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đặng Huy Đông cho biết cơ cấu đầu tư của Nhật Bản và Việt Nam đều thiên về công nghiệp, điện tử phù hợp với thế mạnh của Nhật Bản và chính sách, mục tiêu thu hút đầu tư của Việt Nam.
Ông Etsuo Ogawa, Phó Tỉnh trưởng tỉnh Aichi cho rằng những vấn đề quan tâm, cần được hỗ trợ của các doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam hiện nay là chính sách cải thiện hệ thống giao thông đường bộ và tình trạng thiếu lao động...
Trong những năm qua, quan hệ song phương Việt Nam-Nhật Bản luôn có bước phát triển tốt đẹp, nhất là quan hệ hợp tác đầu tư. Tính đến nay đã có 1.262 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 20,5 tỷ USD.
Đầu tư trực tiếp của Nhật Bản tại Việt Nam tập trung chủ yếu vào công nghiệp chế biến, chế tạo với số vốn đầu tư trên 18 tỷ USD, chiếm hơn 52% tổng số vốn đầu tư. Một số lĩnh vực khác mà Nhật Bản có thế mạnh là thông tin truyền thông, thương mại, bán lẻ và xây dựng.
Một số dự án Nhật Bản đầu tư đã thành công như dự án công ty Honda Việt Nam; dự án Công ty Trách nhiệm hữu hạn Canon Việt Nam với tổng vốn đầu tư gần 77 triệu USD sản xuất phụ kiện máy in phun; dự án Công ty Toyota Việt Nam với tổng số vốn đầu tư 89 triệu USD sản xuất lắp ráp ôtô.
Bộ phận hỗ trợ Aichi được thành lập trên cơ sở biên bản ghi nhớ ký kết năm 2008 giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư và chính quyền tỉnh Aichi (Nhật Bản) nhằm thúc đẩy giao lưu kinh tế và đầu tư giữa doanh nghiệp tỉnh Aichi và Việt Nam.
Đến nay, bộ phận Aichi này vẫn đang hoạt động hiệu quả, hỗ trợ tích cực cho cộng đồng doanh nghiệp Aichi tại Việt Nam trong việc cập nhật thông tin tình hình kinh tế-xã hội, chủ trương chính sách mới liên quan đến hoạt động đầu tư kinh doanh, giải đáp thắc mắc cũng như hỗ trợ giải quyết các khó khăn cho doanh nghiệp./.
Thúy Hiền (TTXVN/Vietnam+)