Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân nhấn mạnh việc xây dựng Quy hoạch phát triển nhân lực cấp quốc gia với tầm nhìn 10 năm là việc làm cấp bách, là bước đi đầu tiên để thực hiện Chiến lược phát triển nhân lực quốc gia đến năm 2020, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch 5 năm và hàng năm phát triển nói chung và phát triển nhân lực nói riêng của ngành, địa phương.
Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến hướng dẫn xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực của các bộ, ngành, địa phương thời kỳ 2011-2015 và định hướng đến năm 2020, Phó Thủ tướng cho rằng từng bộ, ngành, địa phương khi xây dựng các quy hoạch của mình cần xác định rõ mục tiêu nhu cầu về nhân lực, giải pháp thực hiện mục tiêu và các chính sách hỗ trợ thực hiện cũng như nguồn lực để thực hiện.
Đặc biệt, quy hoạch phải được xây dựng dựa trên sự phối hợp chặt chẽ giữa 3 nhà gồm nhà trường, Nhà nước và nhà doanh nghiệp hay đơn vị sử dụng lao động; trong đó, doanh nghiệp sử dụng lao động phải coi việc trực tiếp tham gia đào tạo lao động như một trách nhiệm xã hội.
Để việc xây dựng quy hoạch hiệu quả, đúng tiến độ đề ra, Phó Thủ tướng yêu cầu thực hiện thí điểm để rút kinh nghiệm tại một số địa phương, ngành, lĩnh vực gồm: 7 tỉnh (Bắc Ninh, Lào Cai, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đồng Nai, Hậu Giang); 5 ngành (tài chính ngân hàng, y tế, giáo dục, du lịch, phát thanh truyền hình và báo chí); khu kinh tế Vũng Áng-Hà Tĩnh; doanh nghiệp thí điểm là Tập đoàn sản xuất máy tính và phần mềm công nghệ thông tin Intel và HP; quy hoạch đào tạo nhân lực cho nông thôn.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị thành lập Cơ quan thường trực chỉ đạo việc xây dựng quy hoạch cấp trung ương gồm đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Ở cấp địa phương, các tỉnh cần thành lập ngay ban chỉ đạo thực hiện do một phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân làm trưởng ban với sự tham gia của 3 sở liên quan.
Tại hội nghị trực tuyến, các đại biểu đều nhất trí với chủ trương xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực . Tuy nhiên, một số đại biểu cũng cho rằng quy hoạch phát triển nhân lực 10 năm phải gắn liền với mục tiêu chiến lược phát triển của Việt Nam đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp.
Thêm vào đó, quy hoạch không nên dừng ở Trung ương, bộ, ngành, địa phương mà phải theo cả vùng; quy hoạch cần đầu tư tập trung theo ngành nghề trọng điểm...
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga cho biết do Việt Nam chưa có một quy hoạch phát triển nhân lực mang tầm quốc gia, ngành giáo dục đã đào tạo nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, “đào tạo ảo” dẫn tới lãng phí trong đầu tư và sử dụng nguồn nhân lực.
Với việc xây dựng quy hoạch chung cho cả nước, ngành giáo dục sẽ có cơ sở đầu tư đúng hướng. đào tạo nhân lực, đáp ứng đúng nhu cầu xã hội.
Theo tiến độ đề ra, ngày 10/10 tới đây, các đơn vị thí điểm sẽ phải hoàn thành việc xây dựng đề án; ngày 10/11, các bộ, ngành, địa phương hoàn thành xây dựng đề án nộp lên trung ương tổng hợp xây dựng Quy hoạch của cả nước và trong tháng 12/2010 trình lên Thủ tướng Chính phủ./.
Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến hướng dẫn xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực của các bộ, ngành, địa phương thời kỳ 2011-2015 và định hướng đến năm 2020, Phó Thủ tướng cho rằng từng bộ, ngành, địa phương khi xây dựng các quy hoạch của mình cần xác định rõ mục tiêu nhu cầu về nhân lực, giải pháp thực hiện mục tiêu và các chính sách hỗ trợ thực hiện cũng như nguồn lực để thực hiện.
Đặc biệt, quy hoạch phải được xây dựng dựa trên sự phối hợp chặt chẽ giữa 3 nhà gồm nhà trường, Nhà nước và nhà doanh nghiệp hay đơn vị sử dụng lao động; trong đó, doanh nghiệp sử dụng lao động phải coi việc trực tiếp tham gia đào tạo lao động như một trách nhiệm xã hội.
Để việc xây dựng quy hoạch hiệu quả, đúng tiến độ đề ra, Phó Thủ tướng yêu cầu thực hiện thí điểm để rút kinh nghiệm tại một số địa phương, ngành, lĩnh vực gồm: 7 tỉnh (Bắc Ninh, Lào Cai, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đồng Nai, Hậu Giang); 5 ngành (tài chính ngân hàng, y tế, giáo dục, du lịch, phát thanh truyền hình và báo chí); khu kinh tế Vũng Áng-Hà Tĩnh; doanh nghiệp thí điểm là Tập đoàn sản xuất máy tính và phần mềm công nghệ thông tin Intel và HP; quy hoạch đào tạo nhân lực cho nông thôn.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị thành lập Cơ quan thường trực chỉ đạo việc xây dựng quy hoạch cấp trung ương gồm đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Bộ Giáo dục và Đào tạo; Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.
Ở cấp địa phương, các tỉnh cần thành lập ngay ban chỉ đạo thực hiện do một phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân làm trưởng ban với sự tham gia của 3 sở liên quan.
Tại hội nghị trực tuyến, các đại biểu đều nhất trí với chủ trương xây dựng quy hoạch phát triển nhân lực . Tuy nhiên, một số đại biểu cũng cho rằng quy hoạch phát triển nhân lực 10 năm phải gắn liền với mục tiêu chiến lược phát triển của Việt Nam đến năm 2020 trở thành nước công nghiệp.
Thêm vào đó, quy hoạch không nên dừng ở Trung ương, bộ, ngành, địa phương mà phải theo cả vùng; quy hoạch cần đầu tư tập trung theo ngành nghề trọng điểm...
Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga cho biết do Việt Nam chưa có một quy hoạch phát triển nhân lực mang tầm quốc gia, ngành giáo dục đã đào tạo nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, “đào tạo ảo” dẫn tới lãng phí trong đầu tư và sử dụng nguồn nhân lực.
Với việc xây dựng quy hoạch chung cho cả nước, ngành giáo dục sẽ có cơ sở đầu tư đúng hướng. đào tạo nhân lực, đáp ứng đúng nhu cầu xã hội.
Theo tiến độ đề ra, ngày 10/10 tới đây, các đơn vị thí điểm sẽ phải hoàn thành việc xây dựng đề án; ngày 10/11, các bộ, ngành, địa phương hoàn thành xây dựng đề án nộp lên trung ương tổng hợp xây dựng Quy hoạch của cả nước và trong tháng 12/2010 trình lên Thủ tướng Chính phủ./.
Nguyễn Kim Anh (TTXVN/Vietnam+)