Hội He hay còn gọi là lễ hội Rước Chúa gái ở thị trấn Sơn Hùng, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, được gắn với truyền thuyết Hùng Vương kén rể cho công chúa Ngọc Hoa, đã được nhân dân địa phương lưu giữ và phát huy, góp phần quan trọng vào việc bảo tồn di sản văn hóa đặc sắc của dân tộc Việt Nam.
Năm nay, thị trấn Hùng Sơn với lễ hội Rước Chúa gái được chọn là một trong ba địa phương của huyện vinh dự được tổ chức các hoạt động tham gia chương trình “Du lịch về cội nguồn năm 2010.”
Ông Hà Tử Lăng, Phó Chủ tịch thị trấn Hùng Sơn cho biết trước đây, ngoài những nghi lễ cầu tế hàng năm ở các Đền trên núi Nghĩa Lĩnh và trong ngôi đình Cả, nhân dân hai làng Vi - Trẹo còn tổ chức lễ Rước Chúa gái và diễn trình theo các tích xưa.
Vì thế cứ đến ngày 25/12 hàng năm, cả hai làng đều cử các cụ bô lão lên làm lễ mở cửa Đền. Sau khi làm lễ xong, cả hai thôn về đình Cả bàn nhau ngày cầu cúng và bàn nhau mở hội Rước Chúa gái. Nếu nhất trí, năm đó rước Chúa gái, cả hai thôn cùng về tiến hành chọn cử Chúa gái.
Việc lựa chọn người đóng vai Chúa gái khá kỹ càng, phải là người trẻ, đẹp chưa có chồng, thùy mị, nết na, gia đình phong quang (không có tang chế). Gia đình có con được chọn làm Chúa gái có nhiệm vụ xếp dọn nhà cửa thành nơi thờ kính, may sắm quần áo đẹp, đồ nữ trang cho con.
Trước ngày rước một tuần, nhà Chúa gái được dân làng trang trí, treo đèn, kết hoa, lập bàn thờ, chăng vải đỏ tựa nhà lầu công chúa Ngọc Hoa ở. Chúa gái từ chiều 30/12 đến ngày 7/1 (Âm lịch) không được đi ra ngoài, mọi nhu cầu ăn uống, sinh hoạt đều do bảy nữ tỳ phục vụ - bảy nữ tỳ do gia đình chúa gái tuyển chọn.
Ngày rước Chúa gái cũng chính là ngày hội làng He, tổ chức vào ngày 8/1. Đoàn rước kiệu Chúa gái gồm bảy nữ tỳ đi cùng để phục vụ công chúa, trong đó có bốn nữ tỳ rước kiệu, hai nữ tỳ cầm quạt và một nữ tỳ đi theo để phục vụ và thay nhau rước kiệu.
Khi rước Chúa gái có cờ dong trống mở, kiệu rước Chúa gái gồm kiệu văn rước sắc và kiệu bát cống rước cổ vật. Nghi thức rước chúa gái trọng thể, có đủ các loại cờ, trống, chiêng, lọng, bát biểu, voi, ngựa gỗ, kiếm gươm, giáo mác.
Trong đám rước có nhiều trò như câu cá, múa, trình nghề. Khi kiệu Chúa gái đến gần Đình Cả, có thêm hai voi, bốn ngựa - đều làm bằng giấy phát; xương bằng tre nứa; có đủ yên cương và to như voi, ngựa thật - chờ sẵn cùng đi.
Lễ hội với không khí vui tươi, không chỉ thu hút nhân dân hai làng Vi - Trẹo mà còn thu hút đông đảo khách thập phương trong và ngoài huyện tới dự hội.
Lễ hội rước Chúa gái được khôi phục đầu những năm 90 của thế kỷ trước, song phải đến ba năm trở lại đây, lễ hội Rước Chúa gái mới được địa phương tổ chức thường xuyên. Năm nay, lễ hội Rước Chúa gái được thị trấn Hùng Sơn tổ chức trang nghiêm, trọng thể mà không kém phần vui tươi, hào hứng, bao gồm hai phần chính, phần lễ và phần hội. Phần lễ với các nghi thức Tế lễ tại đình làng Trẹo và đình làng Vi Cương, tổ chức đón Vua về làng ăn Tết.
Phần hội với các hoạt động như rước Chúa gái, trình diễn trò “Bách nghệ khôi hài,” hát “Tùng dí,” “chạy địch,” bắt lợn ông và tổ chức thi đấu thể thao, giao lưu văn nghệ trong nhân dân..../.
Năm nay, thị trấn Hùng Sơn với lễ hội Rước Chúa gái được chọn là một trong ba địa phương của huyện vinh dự được tổ chức các hoạt động tham gia chương trình “Du lịch về cội nguồn năm 2010.”
Ông Hà Tử Lăng, Phó Chủ tịch thị trấn Hùng Sơn cho biết trước đây, ngoài những nghi lễ cầu tế hàng năm ở các Đền trên núi Nghĩa Lĩnh và trong ngôi đình Cả, nhân dân hai làng Vi - Trẹo còn tổ chức lễ Rước Chúa gái và diễn trình theo các tích xưa.
Vì thế cứ đến ngày 25/12 hàng năm, cả hai làng đều cử các cụ bô lão lên làm lễ mở cửa Đền. Sau khi làm lễ xong, cả hai thôn về đình Cả bàn nhau ngày cầu cúng và bàn nhau mở hội Rước Chúa gái. Nếu nhất trí, năm đó rước Chúa gái, cả hai thôn cùng về tiến hành chọn cử Chúa gái.
Việc lựa chọn người đóng vai Chúa gái khá kỹ càng, phải là người trẻ, đẹp chưa có chồng, thùy mị, nết na, gia đình phong quang (không có tang chế). Gia đình có con được chọn làm Chúa gái có nhiệm vụ xếp dọn nhà cửa thành nơi thờ kính, may sắm quần áo đẹp, đồ nữ trang cho con.
Trước ngày rước một tuần, nhà Chúa gái được dân làng trang trí, treo đèn, kết hoa, lập bàn thờ, chăng vải đỏ tựa nhà lầu công chúa Ngọc Hoa ở. Chúa gái từ chiều 30/12 đến ngày 7/1 (Âm lịch) không được đi ra ngoài, mọi nhu cầu ăn uống, sinh hoạt đều do bảy nữ tỳ phục vụ - bảy nữ tỳ do gia đình chúa gái tuyển chọn.
Ngày rước Chúa gái cũng chính là ngày hội làng He, tổ chức vào ngày 8/1. Đoàn rước kiệu Chúa gái gồm bảy nữ tỳ đi cùng để phục vụ công chúa, trong đó có bốn nữ tỳ rước kiệu, hai nữ tỳ cầm quạt và một nữ tỳ đi theo để phục vụ và thay nhau rước kiệu.
Khi rước Chúa gái có cờ dong trống mở, kiệu rước Chúa gái gồm kiệu văn rước sắc và kiệu bát cống rước cổ vật. Nghi thức rước chúa gái trọng thể, có đủ các loại cờ, trống, chiêng, lọng, bát biểu, voi, ngựa gỗ, kiếm gươm, giáo mác.
Trong đám rước có nhiều trò như câu cá, múa, trình nghề. Khi kiệu Chúa gái đến gần Đình Cả, có thêm hai voi, bốn ngựa - đều làm bằng giấy phát; xương bằng tre nứa; có đủ yên cương và to như voi, ngựa thật - chờ sẵn cùng đi.
Lễ hội với không khí vui tươi, không chỉ thu hút nhân dân hai làng Vi - Trẹo mà còn thu hút đông đảo khách thập phương trong và ngoài huyện tới dự hội.
Lễ hội rước Chúa gái được khôi phục đầu những năm 90 của thế kỷ trước, song phải đến ba năm trở lại đây, lễ hội Rước Chúa gái mới được địa phương tổ chức thường xuyên. Năm nay, lễ hội Rước Chúa gái được thị trấn Hùng Sơn tổ chức trang nghiêm, trọng thể mà không kém phần vui tươi, hào hứng, bao gồm hai phần chính, phần lễ và phần hội. Phần lễ với các nghi thức Tế lễ tại đình làng Trẹo và đình làng Vi Cương, tổ chức đón Vua về làng ăn Tết.
Phần hội với các hoạt động như rước Chúa gái, trình diễn trò “Bách nghệ khôi hài,” hát “Tùng dí,” “chạy địch,” bắt lợn ông và tổ chức thi đấu thể thao, giao lưu văn nghệ trong nhân dân..../.
Tạ Văn Toàn (Vietnam+)