Căn cứ theo Kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm 2012 đã được Bộ trưởng phê duyệt, Thanh tra Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ tập trung thanh tra, kiểm tra 4 lĩnh vực trọng tâm của ngành, gồm việc quản lý và sử dụng đất đai; chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường; hoạt động khoáng sản; khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước.
Trong năm nay, Tổng cục Quản lý đất đai sẽ triển khai 2 đoàn thanh tra về việc sử dụng đất nông trường, lâm trường trên địa bàn 2 tỉnh trọng điểm; thanh tra việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Đồng thời, Tổng cục cũng tiến hành kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra việc quản lý, sử dụng đất của các tổ chức tại 5 tỉnh, thành phố.
Tổng cục Môi trường ngoài việc kiểm tra việc thực hiện Luật Đa dạng sinh học và những cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng theo Quyết định 64 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục còn tập trung thanh tra đối với các đơn vị nhập khẩu phế liệu tại 4 tỉnh, thành phố; bảo vệ môi trường đối với những dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các cơ sở nuôi trồng và chế biến thủy sản; các cơ sở hành nghề quản lý chất thải nguy hại tại 18 tỉnh, thành phố.
Trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản, đơn vị chức năng của Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ kiểm tra chặt chẽ việc cấp phép và thực hiện các nội dung giấy phép hoạt động, việc chấp hành các quy định tại 33 tỉnh, thành phố.
Mặt khác, các đơn vị chức năng của Bộ sẽ thanh tra công tác quản lý nhà nước trong hoạt động khoáng sản, lồng ghép với nội dung thanh tra về thiếc và croomit tại một số tỉnh; thanh tra chuyên đề về thiếc tại 3 tỉnh.
Riêng Cục quản lý tài nguyên nước sẽ kiểm tra tình hình khai thác, sử dụng nước ở 6 tỉnh; xả thải vào nguồn nước của một số đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn 4 địa phương; thanh tra theo Quyết định đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về việc thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa...
Để tăng cường hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra, Thanh tra Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đã lập kế hoạch triển khai cụ thể, chi tiết cho từng cuộc thanh tra.
Mặt khác, Bộ chỉ đạo bắt buộc các đoàn thanh tra phải có sự tổng kết, đánh giá, đề xuất cụ thể từng nội dung ưu, khuyết điểm của các cuộc thanh tra; tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các đoàn thanh tra, kiểm tra và các đoàn giải quyết khiếu nại, tố cáo./.
Trong năm nay, Tổng cục Quản lý đất đai sẽ triển khai 2 đoàn thanh tra về việc sử dụng đất nông trường, lâm trường trên địa bàn 2 tỉnh trọng điểm; thanh tra việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Đồng thời, Tổng cục cũng tiến hành kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra việc quản lý, sử dụng đất của các tổ chức tại 5 tỉnh, thành phố.
Tổng cục Môi trường ngoài việc kiểm tra việc thực hiện Luật Đa dạng sinh học và những cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng theo Quyết định 64 của Thủ tướng Chính phủ, Tổng cục còn tập trung thanh tra đối với các đơn vị nhập khẩu phế liệu tại 4 tỉnh, thành phố; bảo vệ môi trường đối với những dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, các cơ sở nuôi trồng và chế biến thủy sản; các cơ sở hành nghề quản lý chất thải nguy hại tại 18 tỉnh, thành phố.
Trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản, đơn vị chức năng của Bộ Tài nguyên và Môi trường sẽ kiểm tra chặt chẽ việc cấp phép và thực hiện các nội dung giấy phép hoạt động, việc chấp hành các quy định tại 33 tỉnh, thành phố.
Mặt khác, các đơn vị chức năng của Bộ sẽ thanh tra công tác quản lý nhà nước trong hoạt động khoáng sản, lồng ghép với nội dung thanh tra về thiếc và croomit tại một số tỉnh; thanh tra chuyên đề về thiếc tại 3 tỉnh.
Riêng Cục quản lý tài nguyên nước sẽ kiểm tra tình hình khai thác, sử dụng nước ở 6 tỉnh; xả thải vào nguồn nước của một số đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn 4 địa phương; thanh tra theo Quyết định đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt về việc thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa...
Để tăng cường hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra, Thanh tra Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường đã lập kế hoạch triển khai cụ thể, chi tiết cho từng cuộc thanh tra.
Mặt khác, Bộ chỉ đạo bắt buộc các đoàn thanh tra phải có sự tổng kết, đánh giá, đề xuất cụ thể từng nội dung ưu, khuyết điểm của các cuộc thanh tra; tăng cường kiểm tra, giám sát đối với các đoàn thanh tra, kiểm tra và các đoàn giải quyết khiếu nại, tố cáo./.
Văn Hào (TTXVN/Vietnam+)