Thống kê mới đây của Cục Thống kê (DoS) Malaysia cho thấy, tính đến tháng 12/2012, nước này có tỷ lệ thất nghiệp rất thấp, khoảng 3,3%.
Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp ở Malaysia hàng năm lại ở mức cao.
Báo cáo nghiên cứu tình trạng sinh viên tốt nghiệp năm 2010 của Bộ Đại học Malaysia, được công bố ngày 11/2/2011, cho thấy 24,6% trong số hơn 174.000 sinh viên tốt nghiệp đại học tham gia khảo sát của Bộ đã không tìm được việc làm sau sáu tháng tốt nghiệp.
Theo Cục Thống kê, 65.500 sinh viên tốt nghiệp, phần lớn trong độ tuổi từ 20 đến 29, đã thất nghiệp trong năm 2010.
Trong quá trình phỏng vấn các ứng viên tìm việc, DoS nhận thấy họ thiếu kiến thức cơ bản và năng lực trong công việc mà họ xin làm, thiếu kỹ năng giao tiếp, trình độ thông thạo ngôn ngữ và thiếu kiến thức phổ thông.
Câu hỏi đặt ra là tại sao 1/4 số sinh viên tốt nghiệp không thể được sử dụng mặc dù họ đã dành 3-4 năm học tập trong các trường đại học? Điều này có thể do các trường đại học chưa đào tạo được những tài năng phù hợp hoặc có thể hệ thống phân ngành không hiệu quả.
Các điểm nêu ra ở trên không chỉ là phỏng đoán. Một nghiên cứu mang tên "Từ Giáo dục đến việc làm: Hướng tới hệ thống làm việc," do Trung tâm Nghiên cứu Quản lý Nhà nước McKinsey thuộc hãng tư vấn McKinsey & Company thực hiện, đã phân tích 100 sáng kiến giáo dục việc làm tại 25 quốc gia và tiến hành một cuộc khảo sát thanh niên, các nhà giáo dục và người sử dụng lao động ở 9 quốc gia có nền kinh tế - xã hội đa dạng.
Các nghiên cứu khảo sát được thực hiện từ tháng 8-9/2012 cho thấy, 70 triệu thanh niên thất nghiệp, một nửa số thanh niên không dám chắc rằng giáo dục sau trung học sẽ cải thiện cơ hội tìm kiếm công việc của họ, và gần 40% người sử dụng lao động cho rằng thiếu kỹ năng là lý do chính của việc sinh viên tốt nghiệp không đáp ứng được các vị trí tuyển dụng.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy sự không tương xứng trong nhận thức của các bên liên quan: người sử dụng lao động, các nhà giáo dục và giới trẻ.
Chỉ có 42% người sử dụng lao động thấy rằng các nhân viên mà họ thuê trong năm qua đã chuẩn bị tốt về giáo dục và đào tạo trước khi tuyển dụng.
Trong khi đó, 45% thanh niên nghĩ rằng họ đã chuẩn bị đầy đủ cho các vị trí làm việc mà họ lựa chọn, 72% các nhà giáo dục cảm thấy rằng sinh viên tốt nghiệp từ các trường của họ đã được chuẩn bị đầy đủ cho các vị trí tuyển dụng trong các ngành học mà họ lựa chọn.
DoS cho rằng, với tỷ lệ thất nghiệp cao trong số các sinh viên tốt nghiệp, Malaysia cần xem xét hệ thống phân ngành ở các trường đại học.
Các tổ chức giáo dục không nên tập trung quá nhiều vào trình độ trên giấy mà dành nhiều nỗ lực hơn nữa trong việc chuẩn bị cho sinh viên của mình đối mặt thị trường việc làm đang tìm kiếm, đó là các kỹ năng phù hợp, kỹ năng mềm và thái độ tốt./.
Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là số lượng sinh viên tốt nghiệp đại học bị thất nghiệp ở Malaysia hàng năm lại ở mức cao.
Báo cáo nghiên cứu tình trạng sinh viên tốt nghiệp năm 2010 của Bộ Đại học Malaysia, được công bố ngày 11/2/2011, cho thấy 24,6% trong số hơn 174.000 sinh viên tốt nghiệp đại học tham gia khảo sát của Bộ đã không tìm được việc làm sau sáu tháng tốt nghiệp.
Theo Cục Thống kê, 65.500 sinh viên tốt nghiệp, phần lớn trong độ tuổi từ 20 đến 29, đã thất nghiệp trong năm 2010.
Trong quá trình phỏng vấn các ứng viên tìm việc, DoS nhận thấy họ thiếu kiến thức cơ bản và năng lực trong công việc mà họ xin làm, thiếu kỹ năng giao tiếp, trình độ thông thạo ngôn ngữ và thiếu kiến thức phổ thông.
Câu hỏi đặt ra là tại sao 1/4 số sinh viên tốt nghiệp không thể được sử dụng mặc dù họ đã dành 3-4 năm học tập trong các trường đại học? Điều này có thể do các trường đại học chưa đào tạo được những tài năng phù hợp hoặc có thể hệ thống phân ngành không hiệu quả.
Các điểm nêu ra ở trên không chỉ là phỏng đoán. Một nghiên cứu mang tên "Từ Giáo dục đến việc làm: Hướng tới hệ thống làm việc," do Trung tâm Nghiên cứu Quản lý Nhà nước McKinsey thuộc hãng tư vấn McKinsey & Company thực hiện, đã phân tích 100 sáng kiến giáo dục việc làm tại 25 quốc gia và tiến hành một cuộc khảo sát thanh niên, các nhà giáo dục và người sử dụng lao động ở 9 quốc gia có nền kinh tế - xã hội đa dạng.
Các nghiên cứu khảo sát được thực hiện từ tháng 8-9/2012 cho thấy, 70 triệu thanh niên thất nghiệp, một nửa số thanh niên không dám chắc rằng giáo dục sau trung học sẽ cải thiện cơ hội tìm kiếm công việc của họ, và gần 40% người sử dụng lao động cho rằng thiếu kỹ năng là lý do chính của việc sinh viên tốt nghiệp không đáp ứng được các vị trí tuyển dụng.
Tuy nhiên, nghiên cứu cũng cho thấy sự không tương xứng trong nhận thức của các bên liên quan: người sử dụng lao động, các nhà giáo dục và giới trẻ.
Chỉ có 42% người sử dụng lao động thấy rằng các nhân viên mà họ thuê trong năm qua đã chuẩn bị tốt về giáo dục và đào tạo trước khi tuyển dụng.
Trong khi đó, 45% thanh niên nghĩ rằng họ đã chuẩn bị đầy đủ cho các vị trí làm việc mà họ lựa chọn, 72% các nhà giáo dục cảm thấy rằng sinh viên tốt nghiệp từ các trường của họ đã được chuẩn bị đầy đủ cho các vị trí tuyển dụng trong các ngành học mà họ lựa chọn.
DoS cho rằng, với tỷ lệ thất nghiệp cao trong số các sinh viên tốt nghiệp, Malaysia cần xem xét hệ thống phân ngành ở các trường đại học.
Các tổ chức giáo dục không nên tập trung quá nhiều vào trình độ trên giấy mà dành nhiều nỗ lực hơn nữa trong việc chuẩn bị cho sinh viên của mình đối mặt thị trường việc làm đang tìm kiếm, đó là các kỹ năng phù hợp, kỹ năng mềm và thái độ tốt./.
Kim Dung/Kuala Lumpur (Vietnam+)