Ngày 13/12, Viện Dinh dưỡng (Bộ Y tế) đã tổ chức Hội nghị "Thúc đẩy nuôi con bằng sữa mẹ góp phần phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng."
Phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Xuân Hinh, Viện Dinh dưỡng, cho biết sữa mẹ giầu vi chất dinh dưỡng, miễn dịch, đặc biệt sữa non; phù hợp với hệ thống tiêu hóa của trẻ, dễ hấp thu; bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, đáp ứng đa số nhu cầu các vi chất dinh dưỡng; cung cấp kháng thể giúp chống lại các bệnh nhiễm khuẩn...
Trẻ không được bú sữa mẹ sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm đường tiêu hóa, viêm đường hô hấp, dị ứng; thậm chí bị các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì, các bệnh tim mạch và ung thư.
Nhiều nghiên cứu cho thấy sữa mẹ cung cấp 0,2-0,4 mg sắt/lít; cung cấp 1-1,5 mg kẽm/lít và không thay đổi bởi khẩu phần ăn của mẹ... Tuy nhiên các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có tới 50-97% trẻ bú mẹ bị thiếu vitamin D. Chính vì vậy, các bà mẹ nên bổ sung thêm vitamin D3 từ những tháng đầu sau sinh cho trẻ.
Nuôi con bằng sữa mẹ giúp người mẹ co hồi tử cung; giảm cân, bảo vệ bà mẹ chống lại các căn bệnh ung thư (ung thư vú, buồng trứng, dạ con). Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện chỉ có 19,6% phụ nữ cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời của trẻ. Chính vì vậy, suy dinh dưỡng vẫn là một thách thức lớn có ảnh hưởng tới sức khỏe và tương lai của Việt Nam. Việt Nam hiện có khoảng 7 triệu trẻ em; trong đó 1/3 trẻ em dưới 5 tuổi bị thấp còi và cứ 5 trẻ lại có 1 trẻ bị thiếu cân.
Tại đây, chuyên gia dinh dưỡng của UNICEF tại Việt Nam cho biết sữa mẹ là công thức dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ trong 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động quảng bá của các công ty sữa đã làm giảm tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ và tăng việc sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ. Trẻ không được bú sữa mẹ sẽ có nguy cơ giảm chỉ số IQ, có nguy cơ bị chết trong khi ngủ, ảnh hưởng đến quá trình mọc răng ở trẻ...
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng đưa ra khuyến cáo sữa bột không phải là sản phẩm vô trùng. Tại nhà máy, sữa bột có thể bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có khả năng lây nhiễm cao và có khả năng kháng nhiệt như Enterobacter sakazakii. Từ năm 2000, trên thế giới đã có hơn 70 đợt thu hồi sản phẩm sữa bột và chủ yếu là ở các nước công nghiệp hóa./.
Phó giáo sư-tiến sỹ Nguyễn Xuân Hinh, Viện Dinh dưỡng, cho biết sữa mẹ giầu vi chất dinh dưỡng, miễn dịch, đặc biệt sữa non; phù hợp với hệ thống tiêu hóa của trẻ, dễ hấp thu; bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, đáp ứng đa số nhu cầu các vi chất dinh dưỡng; cung cấp kháng thể giúp chống lại các bệnh nhiễm khuẩn...
Trẻ không được bú sữa mẹ sẽ tăng nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như viêm đường tiêu hóa, viêm đường hô hấp, dị ứng; thậm chí bị các bệnh mãn tính như tăng huyết áp, tiểu đường, béo phì, các bệnh tim mạch và ung thư.
Nhiều nghiên cứu cho thấy sữa mẹ cung cấp 0,2-0,4 mg sắt/lít; cung cấp 1-1,5 mg kẽm/lít và không thay đổi bởi khẩu phần ăn của mẹ... Tuy nhiên các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng có tới 50-97% trẻ bú mẹ bị thiếu vitamin D. Chính vì vậy, các bà mẹ nên bổ sung thêm vitamin D3 từ những tháng đầu sau sinh cho trẻ.
Nuôi con bằng sữa mẹ giúp người mẹ co hồi tử cung; giảm cân, bảo vệ bà mẹ chống lại các căn bệnh ung thư (ung thư vú, buồng trứng, dạ con). Tuy nhiên, tại Việt Nam hiện chỉ có 19,6% phụ nữ cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời của trẻ. Chính vì vậy, suy dinh dưỡng vẫn là một thách thức lớn có ảnh hưởng tới sức khỏe và tương lai của Việt Nam. Việt Nam hiện có khoảng 7 triệu trẻ em; trong đó 1/3 trẻ em dưới 5 tuổi bị thấp còi và cứ 5 trẻ lại có 1 trẻ bị thiếu cân.
Tại đây, chuyên gia dinh dưỡng của UNICEF tại Việt Nam cho biết sữa mẹ là công thức dinh dưỡng hoàn hảo nhất cho trẻ trong 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên, hiện nay hoạt động quảng bá của các công ty sữa đã làm giảm tỷ lệ nuôi con bằng sữa mẹ và tăng việc sử dụng các sản phẩm thay thế sữa mẹ. Trẻ không được bú sữa mẹ sẽ có nguy cơ giảm chỉ số IQ, có nguy cơ bị chết trong khi ngủ, ảnh hưởng đến quá trình mọc răng ở trẻ...
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng đưa ra khuyến cáo sữa bột không phải là sản phẩm vô trùng. Tại nhà máy, sữa bột có thể bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có khả năng lây nhiễm cao và có khả năng kháng nhiệt như Enterobacter sakazakii. Từ năm 2000, trên thế giới đã có hơn 70 đợt thu hồi sản phẩm sữa bột và chủ yếu là ở các nước công nghiệp hóa./.
Thu Phương (TTXVN/Vietnam+)