Công ty điện lực Tokyo (TEPCO) đã nhận 1.000 tỷ yen tiền hỗ trợ của chính phủ để nằm dưới sự quản lý hiệu quả của chính phủ trong bối cảnh TEPCO đang vật lộn với những khó khăn về tài chính do sự cố tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima số 1 hồi tháng Ba năm ngoái.
Gói cứu trợ của chính phủ sẽ giúp công ty điện lực lớn nhất Nhật Bản này nối lại hoạt động kinh doanh bình thường mà không đi đến bờ vực phá sản, trong khi động thái này sẽ mang lại cho chính quyền trung ương 50% quyền biểu quyết tại công ty và khả năng can thiệp vào quá trình ra quyết định của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, tiến trình cải tổ TEPCO vẫn còn nhiều chông gai mà không có triển vọng rõ ràng nào cho khoản chi phí khổng lồ mà công ty điện lực này phải đối mặt với số tiền bồi thường cho những nạn nhân bị ảnh hưởng bởi sự cố nóng chảy nghiêm trọng tại 3 lò phản ứng, công việc làm sạch một khu vực đất đai rộng lớn bị nhiễm phóng xạ cũng như việc tháo dỡ các lò phản ứng bị hư hỏng tại nhà máy Fukushima.
Trước đó, TEPCO được chính phủ cho phép tăng giá điện của các hộ gia đình kể từ ngày 1/9 nhưng chỉ ở mức 8,46% so với 10,28% theo kế hoạch ban đầu.
Điện lực Tokyo cũng cần phải tái khởi động các lò phản ứng đang tạm ngừng ở tỉnh Niigata từ tháng 4/2013 nhằm cắt giảm bớt gánh nặng chi phí nhiên liệu để sản xuất nhiệt điện, bất chấp quan ngại của địa phương về tính an toàn của điện hạt nhân.
Chủ tịch TEPCO Naomi Hirose từng khẳng định rằng, công ty sẽ nỗ lực hơn nữa để cắt giảm chi phí sao cho việc tăng giá điện thấp hơn mức dự kiến sẽ không ảnh hưởng đến kế hoạch đạt được lợi nhuận ròng vào tháng 3/2014.
Theo kế hoạch kinh doanh đặc biệt kéo dài 10 năm, TEPCO dự kiến sẽ bắt đầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp vào giữa thập kỷ này sớm nhất có thể và sẽ thoát khỏi sự kiểm soát của chính phủ một khi Tokyo nhận thấy tiến triển vững chắc trong tiến trình cải cách của công ty, hoặc xác định TEPCO có đủ khả năng huy động vốn một cách độc lập từ thị trường trái phiếu. Khi đó, chính phủ có thể sẽ rút lại gói cứu trợ bằng cách bán cổ phẩn mà Tokyo sở hữu ở TEPCO.
Bên cạnh kế hoạch rót vốn, chính phủ Nhật Bản đã quyết định cấp 2.430 tỷ yen hỗ trợ tài chính từ Quỹ cứu trợ bồi thường thiệt hại hạt nhân nhằm bù đắp cho khoản bồi thường khổng lồ mà công ty này đang phải gánh chịu.
Tuy vậy, TEPCO vẫn đang trong tình cảnh đặc biệt khó khăn vì chi phí nhiên liệu dùng cho nhiệt điện tăng vọt do sự đình đốn của ngành điện hạt nhân sau sự cố phát sinh từ thảm họa kép hồi năm ngoái./.
Gói cứu trợ của chính phủ sẽ giúp công ty điện lực lớn nhất Nhật Bản này nối lại hoạt động kinh doanh bình thường mà không đi đến bờ vực phá sản, trong khi động thái này sẽ mang lại cho chính quyền trung ương 50% quyền biểu quyết tại công ty và khả năng can thiệp vào quá trình ra quyết định của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, tiến trình cải tổ TEPCO vẫn còn nhiều chông gai mà không có triển vọng rõ ràng nào cho khoản chi phí khổng lồ mà công ty điện lực này phải đối mặt với số tiền bồi thường cho những nạn nhân bị ảnh hưởng bởi sự cố nóng chảy nghiêm trọng tại 3 lò phản ứng, công việc làm sạch một khu vực đất đai rộng lớn bị nhiễm phóng xạ cũng như việc tháo dỡ các lò phản ứng bị hư hỏng tại nhà máy Fukushima.
Trước đó, TEPCO được chính phủ cho phép tăng giá điện của các hộ gia đình kể từ ngày 1/9 nhưng chỉ ở mức 8,46% so với 10,28% theo kế hoạch ban đầu.
Điện lực Tokyo cũng cần phải tái khởi động các lò phản ứng đang tạm ngừng ở tỉnh Niigata từ tháng 4/2013 nhằm cắt giảm bớt gánh nặng chi phí nhiên liệu để sản xuất nhiệt điện, bất chấp quan ngại của địa phương về tính an toàn của điện hạt nhân.
Chủ tịch TEPCO Naomi Hirose từng khẳng định rằng, công ty sẽ nỗ lực hơn nữa để cắt giảm chi phí sao cho việc tăng giá điện thấp hơn mức dự kiến sẽ không ảnh hưởng đến kế hoạch đạt được lợi nhuận ròng vào tháng 3/2014.
Theo kế hoạch kinh doanh đặc biệt kéo dài 10 năm, TEPCO dự kiến sẽ bắt đầu phát hành trái phiếu doanh nghiệp vào giữa thập kỷ này sớm nhất có thể và sẽ thoát khỏi sự kiểm soát của chính phủ một khi Tokyo nhận thấy tiến triển vững chắc trong tiến trình cải cách của công ty, hoặc xác định TEPCO có đủ khả năng huy động vốn một cách độc lập từ thị trường trái phiếu. Khi đó, chính phủ có thể sẽ rút lại gói cứu trợ bằng cách bán cổ phẩn mà Tokyo sở hữu ở TEPCO.
Bên cạnh kế hoạch rót vốn, chính phủ Nhật Bản đã quyết định cấp 2.430 tỷ yen hỗ trợ tài chính từ Quỹ cứu trợ bồi thường thiệt hại hạt nhân nhằm bù đắp cho khoản bồi thường khổng lồ mà công ty này đang phải gánh chịu.
Tuy vậy, TEPCO vẫn đang trong tình cảnh đặc biệt khó khăn vì chi phí nhiên liệu dùng cho nhiệt điện tăng vọt do sự đình đốn của ngành điện hạt nhân sau sự cố phát sinh từ thảm họa kép hồi năm ngoái./.
Hữu Thắng/Tokyo (Vietnam+)