Theo đánh giá của Tổ điều hành thị trường trong nước, trong tháng Năm tới, dù áp lực tăng giá từ các nguyên, nhiên, vật liệu thiết yếu trên thị trường thế giới dao động ở mức cao; chi phí đầu vào sản xuất tăng do từ ngày 1/5 sẽ tăng lương cơ bản, song thị trường nội địa tiếp tục đà tăng trưởng.
Trong đó, tăng trưởng nhất là về nhu cầu tiêu dùng, đi lại do có các kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 diễn ra vào cuối tuần này.
Trong tháng Tư, thị trường trong nước tiếp tục diễn ra sôi động với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ duy trì ở mức cao, ước đạt gần 124.900 tỷ đồng, tăng 1,9% so với tháng trước. Nhờ đó, tính chung bốn tháng đầu năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội đạt gần 493.520 tỷ đồng, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các chuyên gia Tổ điều hành thị trường trong nước cho rằng sở dĩ thị trường trong nước tháng Tư sôi động một phần do những tác động từ tốc độ phục hồi mạnh mẽ của các nền kinh tế hàng đầu trên thế giới, kéo theo sự gia tăng của thị trường chứng khoán và những biến động của một số đồng tiền chủ chốt trên thế giới đã khuyến khích hoạt động đầu tư vào thị trường hàng hóa nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng.
Bên cạnh đó, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, Bộ Công Thương và Bộ Tài Chính đã đưa ra nhiều giải pháp không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm nay.
Mặt khác, thị trường sôi động như vậy còn nhờ tác động từ những chuyển biến tích cực của thị trường tài chính, tiền tệ, nhất là sau quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc cho phép các ngân hàng thương mại áp dụng hình thức thỏa thuận lãi suất cho vay, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn.
Ngoài ra, thị trường ngoại hối cũng có những chuyển biến tích cực, nguồn cung ngoài tệ tăng trưởng khá khiến giá mua, bán USD giảm nhẹ, đây là tác nhân khá quan trọng khiến thị trường hàng hóa trong nước thời gian qua diễn biến khả quan.
Đặc biệt, đây là tháng có nhiều hoạt động lễ hội, du lịch, các chương trình khuyến mại, giảm giá của các doanh nghiệp tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước khiến nguồn cung hàng hóa và dịch vụ tăng đáng kể./.
Trong đó, tăng trưởng nhất là về nhu cầu tiêu dùng, đi lại do có các kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 diễn ra vào cuối tuần này.
Trong tháng Tư, thị trường trong nước tiếp tục diễn ra sôi động với tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ duy trì ở mức cao, ước đạt gần 124.900 tỷ đồng, tăng 1,9% so với tháng trước. Nhờ đó, tính chung bốn tháng đầu năm nay, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ xã hội đạt gần 493.520 tỷ đồng, tăng 26,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Các chuyên gia Tổ điều hành thị trường trong nước cho rằng sở dĩ thị trường trong nước tháng Tư sôi động một phần do những tác động từ tốc độ phục hồi mạnh mẽ của các nền kinh tế hàng đầu trên thế giới, kéo theo sự gia tăng của thị trường chứng khoán và những biến động của một số đồng tiền chủ chốt trên thế giới đã khuyến khích hoạt động đầu tư vào thị trường hàng hóa nói chung và thị trường Việt Nam nói riêng.
Bên cạnh đó, nhằm ổn định kinh tế vĩ mô, Bộ Công Thương và Bộ Tài Chính đã đưa ra nhiều giải pháp không để lạm phát cao và đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế khoảng 6,5% trong năm nay.
Mặt khác, thị trường sôi động như vậy còn nhờ tác động từ những chuyển biến tích cực của thị trường tài chính, tiền tệ, nhất là sau quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc cho phép các ngân hàng thương mại áp dụng hình thức thỏa thuận lãi suất cho vay, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn.
Ngoài ra, thị trường ngoại hối cũng có những chuyển biến tích cực, nguồn cung ngoài tệ tăng trưởng khá khiến giá mua, bán USD giảm nhẹ, đây là tác nhân khá quan trọng khiến thị trường hàng hóa trong nước thời gian qua diễn biến khả quan.
Đặc biệt, đây là tháng có nhiều hoạt động lễ hội, du lịch, các chương trình khuyến mại, giảm giá của các doanh nghiệp tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước khiến nguồn cung hàng hóa và dịch vụ tăng đáng kể./.
Uyên Hương (Vietnam+)