Hội nghị nhấn mạnh cơ cấu phát triển quốc tế mới sẽ thổi luồng sinh khívào nền kinh tế toàn cầu đang phục hồi không đồng đều và mong manh, đồng thời sẽđóng vai trò quan trọng nhằm đảo ngược xu thế suy thoái hiện nay của nền kinh tếthế giới.
Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon khẳng định cộng đồng thế giới phảiđối phó một cách kiên quyết và hiệu quả với những thách thức này thông qua mộttiến trình phát triển công bằng và bền vững. Ông kêu gọi tăng cường các quan hệđối tác phát triển, đặc biệt nhằm thực hiện thành công các mục tiêu phát triểnthiên niên kỷ vào năm 2015.
Tiến trình phát triển mới này cần một hệ thống buôn bán mở, đầu tư lớn hơnđể tạo nhiều việc làm, an ninh lương thực, y tế, năng lượng sạch, cơ cấu hạ tầngtiên tiến cũng như sự tiếp cận lớn hơn của người dân đến các dịch vụ y tế thiếtyếu và công nghệ, thích nghi với biến đổi khí hậu. Tiến trình phát triển trêncũng cần hệ thống Liên hợp quốc hiệu quả hơn, có hiệu lực cao hơn và đại diệnrộng rãi hơn.
Chủ đề của hội nghị ECOSOC, WTO, WB, IMF và UNCTAD năm nay là “Cố kết,phối hợp và hợp tác về tài trợ phát triển” nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác toàncầu vì phát triển đã được xác lập tại Hội nghị quốc tế về tài trợ phát triển tạiMonterrey, Mexico năm 2002 và Hội nghị Doha (Qatar) năm 2008.
Những cuộc đối thoại tương tác tại hội nghị lần này nhằm đổi mới cơ chếphát triển, trong đó tập trung vào các vấn đề viện trợ buôn bán, giảm nợ cho cácnước chậm phát triển nhất, hợp tác phát triển, buôn bán, dòng vốn, không gianchính sách và các chế độ dự phòng cho các nước thu nhập thấp và trung bình.
Chủ tịch ECOSOC Lazarous Kapambwe nhấn mạnh cuộc khủng hoảng kinh tế toàncầu mới đây đã làm bộc lộ rõ những điểm yếu của hệ thống quản trị kinh tế toàncầu. Liên hợp quốc phải can dự lớn hơn cùng với những đối tác kinh tế chủ chốtkhác như Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi (G-20), đồng thời tất cả cácnước cũng cần thực hiện nghiêm túc những cam kết về tài trợ phát triển đã đạtđược tại các Hội nghị Monterrey và Doha.
Hợp tác Nam-Nam cũng là đòn bẩy giữa các nước thu nhập thấp và trung bìnhđể tăng cường buôn bán khu vực và thúc đẩy công nghiệp hóa ở những nước này.
Tương lai buôn bán bền vững và mạnh mẽ của các nước chậm phát triển nhấtcần được xác lập theo hai định hướng là chính sách thương mại, mở cửa thị trườngvà hòa nhập hiệu quả vào hệ thống buôn bán đa phương./.