“Thị trường lao dốc mạnh đồng nghĩa cơ hội sẽ về”

Hai phiên giao dịch đầu tuần (21/2 và 22/2), thị trường chứng khoán bất ngờ điều chỉnh mạnh. Sau khi xuyên thủng mốc hỗ trợ kỹ thuật 500 điểm, VN-Index lao dốc không phanh rơi thẳng một lèo xuống ngưỡng 470 điểm.

Chỉ trong 2 phiên, VN-Index đã để tuột tay gần tới 35 điểm. Con số rơi kỷ lục này khiến cho những ai không theo dõi thường xuyên thị trường sẽ cho rằng chứng khoán đang rơi vào trạng thái hoảng loạn, tuy nhiên theo giới chuyên môn thì đà rơi trên không nằm ngoài các dự báo trước đó.
Hai phiên giao dịch đầu tuần (21/2 và 22/2), thị trường chứng khoán bất ngờ điều chỉnh mạnh. Sau khi xuyên thủng mốc hỗ trợ kỹ thuật 500 điểm, VN-Index lao dốc không phanh rơi thẳng một lèo xuống ngưỡng 470 điểm.

Chỉ trong 2 phiên, VN-Index đã để tuột tay gần tới 35 điểm. Con số rơi kỷ lục này khiến cho những ai không theo dõi thường xuyên thị trường sẽ cho rằng chứng khoán đang rơi vào trạng thái hoảng loạn, tuy nhiên theo giới chuyên môn thì đà rơi trên không nằm ngoài các dự báo trước đó.

Kịch bản được báo trước

Theo ông Nguyễn Khắc Duẩn, Giám đốc Công ty Tư vấn và Đầu tư S&D: “Các nhà đầu tư không phải là không lường trước kịch bản trên. Chúng tôi nhận được khá nhiều thông tin từ nhà đầu tư cho biết hiện họ đã đứng ngoài thị trường và đang chờ các tín hiệu tốt để quay trở lại.”

Trong buổi phỏng vấn đầu xuân Tân Mão, ông Nguyễn Duy Hưng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Chứng khoán SSI, cũng đã dự báo, “Ổn định kinh tế vĩ mô và chống lạm phát là việc rất cần thiết phải làm trong điều kiện kinh tế hiện nay. Tuy nhiên, để thực hiện hai mục tiêu trên thì lượng cung tiền vào nền kinh tế sẽ phải ít hơn và điều này dĩ nhiên là không thuận lợi cho thị trường chứng khoán. Theo tôi, trong Quý I/2011 thị trường chứng khoán sẽ không có nhiều cơ hội cho những nhà đầu tư lướt sóng. Năm 2011, thị trường sẽ dao động lên, xuống xung quanh mức 20%.”

Ông Dương Trí Thắng, Trưởng phòng Môi giới, Công ty Chứng khoán APEC thì đưa ra nhận định, thị trường đang có dấu hiện đồng thuận "đánh xuống", từ đầu năm tới giờ tâm lý thận trọng vẫn bao chùm lên thị trường. Phần nhiều các nhà đầu tư vẫn đang giữ tỷ trọng tiền mặt lớn và các hoạt động giao dịch chỉ mang yếu tố cầm chừng, điều này dễ nhận ra khi thị trường có những chuỗi phiên thanh khoản thấp.

Sau nắng hạn lại là mưa rào


Lý giải cho đà lao dốc của VN-Index trong những ngày qua, ông Thắng cho rằng những nhà đầu tư nước ngoài và một số tổ chức đã có động thái nâng đỡ thị trường qua một vài mã cổ phiếu có mức vốn hóa lớn như BVH, MNS, VIC, PVF... trong suốt thời gian, thì nay không thể tiếp tục đi ngược xu thế chung.

“Khi các tổ chức không còn đủ lực đẩy VN-Index tăng lạc lõng so với diễn biến chung toàn cục, họ sẽ phải có những hành động điều chỉnh. Bám vào đà giảm của thị trường do tác động tâm lý từ các thông tin vĩ mô trước đó, các nhóm này xả hàng đồng loạt, tạo hiệu ứng kép đẩy VN-Index rơi tự do trong hai phiên vừa qua,” ông Thắng phân tích.

Theo phân tích kỹ thuật, ông Nguyễn Khắc Duẩn cho rằng, thị trường sẽ có sự hồi phục sau đợt giảm này, song cũng chỉ là yếu tố ngắn hạn. Khu vực 450 điểm sẽ là vùng hỗ trợ kỹ thuật cho VN-Index.

“Tuy nhiên nếu thị trường giảm càng sâu thì đà phục hồi sau đó càng nhanh,” ông Duẩn nói.

Giải thích về tính thanh khoản của thị trường đã tăng đột biến lên 50 triệu đơn vị/phiên trong hai phiên ngày 21/2 và 22/2, ông Thắng đưa ra ý kiến, ngoài hoạt động mua vào bắt đáy của các nhà đầu tư trong nước, không thể loại trừ kỹ thuật bán ra tay này, mua vào tay kia của các tổ chức, vừa thực hiện được mục đích "đánh xuống" mà vẫn giữ được hàng.

“Hơn nữa, thị trường chứng khoán luôn đi trước diễn biến của nền kinh tế, vì vậy đợt điều chỉnh này cũng có thể là động thái đón trước những cơ hội hồi phục sau đó,” ông Thắng nói./.

Hạnh Nguyễn (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục