Đắk Lắk là địa phương có diện tích càphê nhiều nhất nước, với trên 185.000ha, trong đó có trên 172.000ha càphê kinh doanh cho thu hoạch, sản lượng trung bình mỗi năm đạt 400.000 tấn càphê nhân, chiếm gần 90% giá trị kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn.
Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk đang bước vào vụ thu hoạch càphê niên vụ 2010-2011, thế nhưng “điệp khúc” thiếu sân phơi vẫn lặp đi lặp lại ở khu vực càphê nông hộ, làm cho sản phẩm càphê giảm chất lượng.
Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, hiện nay 85% diện tích càphê trên địa bàn là của các nông hộ. Diện tích, sản lượng càphê mỗi năm một tăng, trong khi đó hàng năm các nông hộ chỉ tập trung nguồn lực đầu tư thâm canh cây càphê, chưa chú trọng, hoặc không chú trọng đầu tư xây dựng sân phơi nên phần lớn các hộ gia đình đều thiếu sân phơi; hộ có sân cũng không đạt yêu cầu kỹ thuật.
Cứ mỗi niên vụ, sau khi thu hoạch, nông dân chỉ biết đưa quả càphê về phơi trên bãi đất trống, nền đất mấp mô ven đường giao thông, thời gian phơi kéo dài gấp nhiều lần so với phơi trên nền ximăng làm cho chất lượng càphê nhân giảm. Nhiều nông hộ do không có sân phơi đành chấp nhận bán càphê quả tươi với giá thấp cho các đại lý thu mua.
Do những năm trước đây thu hái không theo đúng quy trình, tuốt một lượt chín, xanh, non lẫn lộn làm cho thời vụ thu hoạch càphê đến sớm gần một tháng, chưa qua mùa mưa nên càng bất lợi hơn cho việc phơi càphê.
Trong niên vụ càphê 2010-2011 này, nhiều hộ gia đình đã thu hoạch hàng chục ngàn tấn quả càphê nhưng do thiếu sân phơi đành ủ đống trên nền đất, dùng bạt nilon đậy lại làm cho quả càphê bị nấm mốc, nhân càphê biến chất, chất lượng giảm nhiều, thiệt hại hàng tỷ đồng.
Theo Viện Khoa học Kỹ thuật nông-lâm nghiệp Tây Nguyên, cần sớm có chính sách cho các nông hộ sản xuất, kinh doanh càphê vay vốn với lãi suất thấp để xây dựng sân phơi, mua máy sấy nhằm góp phần nâng cao chất lượng sau thu hoạch, giảm thiệt hại cho người sản xuất./.
Hiện nay, tỉnh Đắk Lắk đang bước vào vụ thu hoạch càphê niên vụ 2010-2011, thế nhưng “điệp khúc” thiếu sân phơi vẫn lặp đi lặp lại ở khu vực càphê nông hộ, làm cho sản phẩm càphê giảm chất lượng.
Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Đắk Lắk, hiện nay 85% diện tích càphê trên địa bàn là của các nông hộ. Diện tích, sản lượng càphê mỗi năm một tăng, trong khi đó hàng năm các nông hộ chỉ tập trung nguồn lực đầu tư thâm canh cây càphê, chưa chú trọng, hoặc không chú trọng đầu tư xây dựng sân phơi nên phần lớn các hộ gia đình đều thiếu sân phơi; hộ có sân cũng không đạt yêu cầu kỹ thuật.
Cứ mỗi niên vụ, sau khi thu hoạch, nông dân chỉ biết đưa quả càphê về phơi trên bãi đất trống, nền đất mấp mô ven đường giao thông, thời gian phơi kéo dài gấp nhiều lần so với phơi trên nền ximăng làm cho chất lượng càphê nhân giảm. Nhiều nông hộ do không có sân phơi đành chấp nhận bán càphê quả tươi với giá thấp cho các đại lý thu mua.
Do những năm trước đây thu hái không theo đúng quy trình, tuốt một lượt chín, xanh, non lẫn lộn làm cho thời vụ thu hoạch càphê đến sớm gần một tháng, chưa qua mùa mưa nên càng bất lợi hơn cho việc phơi càphê.
Trong niên vụ càphê 2010-2011 này, nhiều hộ gia đình đã thu hoạch hàng chục ngàn tấn quả càphê nhưng do thiếu sân phơi đành ủ đống trên nền đất, dùng bạt nilon đậy lại làm cho quả càphê bị nấm mốc, nhân càphê biến chất, chất lượng giảm nhiều, thiệt hại hàng tỷ đồng.
Theo Viện Khoa học Kỹ thuật nông-lâm nghiệp Tây Nguyên, cần sớm có chính sách cho các nông hộ sản xuất, kinh doanh càphê vay vốn với lãi suất thấp để xây dựng sân phơi, mua máy sấy nhằm góp phần nâng cao chất lượng sau thu hoạch, giảm thiệt hại cho người sản xuất./.
Quang Huy (TTXVN/Vietnam+)