Theo nhà thơ Thanh Thảo, việc giới thiệu thơ Việt Nam ra nước người lâu nay chủyếu là hoạt động tự phát hoặc thông qua cá nhân, nhà xuất bản, liên hoan thơquốc tế.
Đây là lần đầu tiên Hội Nhà văn Việt Nam "vào cuộc" giới thiệu văn học Việt Namtrong đó có thơ đến với bạn bè quốc tế. Tuy nhiên, đây là việc không dễ làm bởikhông chỉ riêng các nhà xuất bản Việt Nam và thế giới đều không "mặn mà" vớichuyện in thơ.
Còn tác giả Hoàng Hưng lại cho rằng nếu thực sự quan tâm đến việc quảng bá vănhọc Việt Nam ra nước ngoài thì phương án tốt nhất là ủng hộ các cá nhân, nhóm cóđề án, năng lực tốt, hiểu biết tâm lý đọc của công chúng nước ngoài và có quanhệ tốt với các nhà xuất bản nước ngoài. Bên cạnh đó, việc tài trợ cho dịch thuậtcũng là hết sức cần thiết.
Bàn về thực trạng thơ hiện đại Việt Nam hiện nay, nhiều đại biểu tại hội nghịcho rằng thơ hiện đại Việt Nam có sự đóng góp không nhỏ của các nhà thơ trẻ -thế hệ sinh ra sau chiến tranh.
Nhà thơ Trần Quang Quý cho rằng lớp các nhà thơ trẻ đã mang đến cho thơ Việt mộtphong vị hệ thống ngôn ngữ mới với sự táo bạo trong câu chữ, thể hiện cái tôibản thể. Sự tìm tòi, thể hiện của các nhà thơ trẻ đã góp phần tác động đến nhiềunhà thơ thế hệ cầm bút trong chiến tranh.
Nhiều nhà thơ "cũ" đã cùng với lớp nhà thơ trẻ vẫn tìm tòi đến các hình thức thểhiện từng gây nhiều tranh cãi như tân hình thức, tân cổ điển, hậu hiện đại, thơsắp đặt, thơ tự do, thơ trình diễn, thơ ý niệm, thơ biểu tượng... Tuy nhiên,thời gian gần đây một số tác giả trẻ lại quay lại với những câu thơ dung dịnhưng hiện đại, dễ cảm hơn.
Đây là một trong số bốn hội thảo chuyên đề trong khuôn khổ Hội nghị quốc tế giớithiệu văn học Việt Nam diễn ra từ 5-10/1 tại Hà Nội./.