Thỏa thuận "chia sẻ gánh nặng hạt nhân" của NATO lại bị đe dọa

Các đối tác cầm quyền của Thủ tướng Đức Angela Merkel đang xem xét lại sự ủng hộ của họ đối với một thỏa thuận kéo dài hàng thập kỷ, đặt nước Đức dưới lá chắn hạt nhân của Mỹ.
Thỏa thuận "chia sẻ gánh nặng hạt nhân" của NATO lại bị đe dọa ảnh 1(Nguồn: CNN)

Trang mạng wsj.com đưa tin, cuộc tranh luận về vũ khí hạt nhân của Mỹ ở Đức bùng phát, lần đầu tiên kể từ thập kỷ 80 của thế kỷ trước.

Các đối tác cầm quyền của Thủ tướng Đức Angela Merkel đang xem xét lại sự ủng hộ của họ đối với một thỏa thuận kéo dài hàng thập kỷ, đặt nước Đức dưới lá chắn hạt nhân của Mỹ, một sự phát triển có thể làm xói mòn thêm mối quan hệ căng thẳng với chính quyền ông Trump.

Một quan chức cấp cao của đảng Dân chủ Xã hội trung tả (SPD) cho biết SPD đã chỉ định một ủy ban đánh giá lại lập trường của họ về chính sách chiến lược, đối ngoại và an ninh, bao gồm cả hành động "chia sẻ hạt nhân," một thỏa thuận thời Chiến tranh Lạnh, theo đó các máy bay chiến đấu của Đức sẽ được sử dụng để phóng vũ khí hạt nhân của Mỹ trong trường hợp Nga tấn công châu Âu.

Theo các quan chức SPD, các cuộc thảo luận diễn ra một phần là kết quả của việc Tổng thống Trump rút khỏi một hiệp ước với Nga theo đó kiểm soát sự hiện diện của tên lửa hạt nhân ở châu Âu.

Mỹ có kế hoạch rút khỏi Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung sau khi cáo buộc Nga vi phạm hiệp ước trong nhiều năm.

Sau khi Trump liên tục chỉ trích liên minh quân sự NATO và các thành viên của liên minh, động thái của SPD cho thấy sự gắn kết của NATO hiện cũng đang bị đe dọa bởi một phản ứng mạnh mẽ trong các lực lượng trung tả ở châu Âu vốn lâu nay đã ngừng nghi ngờ liên minh.

Đảng của bà Merkel đang tiếp tục ủng hộ thỏa thuận. Tuy nhiên, một quyết định của đối tác nhỏ hơn trong liên minh cầm quyền của bà phản đối việc chia sẻ hạt nhân sẽ là rất quan trọng, đặt dấu hỏi về một tổ chức lâu đời như Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được thành lập năm 1955 với nước Đức là một thành viên sáng lập.

Nhiều chính quyền liên tiếp ở Mỹ đã chỉ trích Đức về điều mà họ gọi là đóng góp ngân sách quân sự không đủ, nhưng tranh cãi đã thực sự leo thang dưới thời ông Trump, người đã đưa Berlin vào danh sách cần tăng ngân sách quốc phòng. Những đảng phái chỉ trích ông Trump đã khai thác một đặc điểm chính trị phong phú ở Đức.

Một cuộc khảo sát của Trung tâm nghiên cứu Pew năm 2018 cho Hội nghị an ninh Munich - một diễn đàn an ninh toàn cầu - cho thấy chỉ 10% số người Đức được hỏi ý kiến cho rằng Tổng thống Mỹ đang làm điều đúng đắn đối với các vấn đề thế giới, so với 35% của Tổng thống Nga Vladimir Putin và 30% của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

Việc chỉ định ủy ban SPD cũng sẽ gây thêm căng thẳng cho liên minh cứng đầu của bà Merkel. Phe bảo thủ của Thủ tướng Đức đã ủng hộ chi tiêu quân sự cao hơn và muốn làm mới lực lượng không quân ốm yếu của Đức bằng một đơn đặt hàng máy bay do Mỹ sản xuất có thể mang theo vũ khí hạt nhân của Mỹ.

Các nhân vật hàng đầu của SPD đã nói rằng họ sẽ ngăn chặn việc mua tới 45 máy bay F/A-18 do Boeing sản xuất theo đề xuất mới đây của Bộ trưởng Quốc phòng Đức.

Người phát ngôn của bà Merkel cho biết Chính phủ sẽ tiếp tục ủng hộ việc chia sẻ hạt nhân, đồng thời cho biết họ thấy "không có lý do gì để tranh luận về khía cạnh này của sứ mệnh răn đe của NATO. Chúng tôi tiếp tục hỗ trợ đầy đủ cho chiến lược hạt nhân phòng thủ của NATO."

[Nhiều nước châu Âu chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính với NATO]

Một phát ngôn viên của NATO cho biết liên minh dựa vào khả năng và cơ sở hạ tầng của các thành viên ở châu Âu. "Máy bay của liên minh hỗ trợ sứ mệnh răn đe hạt nhân của NATO là trọng tâm của nỗ lực này và chúng tôi hoan nghênh sự tham gia rộng rãi nhất có thể vào các thỏa thuận chia sẻ gánh nặng hạt nhân của chúng tôi."

Khi được hỏi về việc xem xét lại chính sách, Đại sứ Mỹ tại Đức Richard A. Grenell nhấn mạnh "các lực lượng hạt nhân của NATO đang ở đó để răn đe và phòng thủ. Đây là một cam kết mà liên minh đã thực hiện cùng nhau. Đức nên thực hiện cam kết của mình."

Đức là một phần của thỏa thuận chia sẻ hạt nhân của NATO từ những năm 50 của thế kỷ trước. Mặc dù con số chính xác là bí mật, các chuyên gia cho rằng Mỹ có khoảng 180 quả bom hạt nhân chiến thuật B61 trên lục địa - khoảng 20 ở Đức và phần còn lại rải khắp Bỉ, Italy, Hà Lan và Thổ Nhĩ Kỳ.

Tuyên bố sau cuộc họp của ban lãnh đạo đảng hôm 11/2, Phó Chủ tịch SPD Ralf Stegner nói: "Chúng tôi không nghĩ rằng thỏa thuận chia sẻ hạt nhân còn phù hợp với thời đại nữa." Ông cho biết SPD rất khó có thể ủng hộ việc mua F/A-18.

Việc mua sắm sẽ là một bước quan trọng trong việc duy trì chia sẻ hạt nhân trong những thập kỷ tới. Máy bay duy nhất trong hạm đội Đức hiện được Mỹ xác nhận có thể mang theo vũ khí hạt nhân là Tornados do Đức sản xuất. Nhưng một số trong số này đã 40 tuổi và sắp nghỉ hưu.

Ông Stegner nói thêm rằng áp lực của Mỹ đối với Đức có nghĩa là nước này đang hướng tới một cuộc tranh luận cơ bản về vũ khí hạt nhân và chi tiêu quân sự chưa từng xảy ra kể từ năm 1982, khi một cuộc nổi loạn trong SPD về việc lắp đặt vũ khí hạt nhân ở châu Âu đã góp phần hất cẳng Thủ tướng Helmut Schmidt.

Rolf Mützenich, nghị sĩ lãnh đạo SPD và là người phát ngôn về chính sách quốc phòng, nêu rõ "việc chia sẻ hạt nhân không có nghĩa là chúng ta cần phải cất trữ vũ khí hạt nhân."

Ông cũng tuyên bố Đức có thể theo gương của Canada, một đồng minh của NATO không giữ vũ khí hạt nhân của Mỹ trên lãnh thổ của mình.

Ông Mützenich tin rằng phần lớn các nghị sỹ của SPD sẽ từ chối mọi đề xuất mua máy bay mới của Mỹ, một phần vì chi phí quá lớn. Sự thù địch ngày càng tăng giữa NATO và Nga và khả năng xảy ra một cuộc chạy đua vũ trang mới là tất cả những lập luận chống lại việc chia sẻ hạt nhân, ông Mützenich nói thêm.

Cuộc tranh cãi hiện ra ngày càng rõ về học thuyết quân sự, mua sắm và chi tiêu quân sự chỉ là một trong số rất nhiều tranh cãi trong liên minh của bà Merkel - một chính phủ mà nhiều nhà phân tích cho rằng có thể bị tan rã vào đầu năm nay.

Peter Beyer, điều phối viên của bà Merkel về hợp tác xuyên Đại Tây Dương và là thành viên trong đảng bảo thủ của bà, cho rằng chia sẻ hạt nhân là không thể thiếu.

Ông cho rằng thất bại trong việc tân trang hạm đội máy bay ném bom có thể mang đầu đạn hạt nhân của Đức sẽ tạo ra một màn hài kịch về cam kết của nước Đức đối với sứ mệnh răn đe hạt nhân của NATO.

Beyer nói: "Làm thế nào chúng ta có thể khiến Putin giải trừ quân bị nếu chúng ta không đối đầu với ông ấy bằng mọi cách. Điều này không giúp cho hòa bình mà lại tạo ra sự bất ổn. Các đồng minh của chúng ta, bao gồm các quốc gia nhỏ hơn ở châu Âu, sẽ phải tự hỏi liệu họ vẫn có thể trông cậy vào Đức được hay không"./.

(Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục