Chủ tịch Hội đồng cổ vật tối cao Ai Cập (CSA) Zahi Hawass cho biết, một nhà khoa học Thụy Sĩ ngày 14/4 đã trao trả cho Ai Cập một ngón chân của xác ướp của Akhenaten, một vị Pharaoh nổi tiếng của Ai Cập cổ đại, đồng thời là bố của vua Tutankhamun, người trị vì Ai cập trong thế kỷ 14 trước Công nguyên.
Ngón chân cái bị lấy cắp năm 1907 trong một lần khám nghiệm xương đã được trao trả cho CSA tại lễ ký kết thỏa thuận tại thủ đô Cairo nhằm tạo thuận lợi hóa việc trả các cổ vật giữa Ai Cập và Thụy Sĩ.
Trong một thông cáo báo chí, CSA tuyên bố: "Giờ đây, ngón chân cái đã quay trở lại Ai Cập, và sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia tại thủ đô Cairo," đồng thời đồng thời bảo đảm rằng, ngón chân cái này phù hợp với bộ xương của Akhenaten được tìm thấy tại Thung lũng vua chúa, tại Luxor, phía Nam Ai Cập.
Akhenaten, một Pharaon nổi tiếng của Ai Cập cổ đại. Ông tiến hành rất nhiều cải cách trong luật lệ cai trị của các Pharaon ở Ai Cập cổ đại.
Ông lên ngôi vua năm 1353 trước Công nguyên, lấy hiệu là Amenhotep IV, thay đổi nghi lễ thờ cúng đa thần - trong đó vị thần tối cao là thần Amun-Re của Ai Cập sang một vị thần duy nhất - thần Mặt trời Aton, và chuyển thủ đô từ Thebes (Ai Cập) sang một thành phố mới mà ông đặt tên là Armana (hay Akhetaton, tên ông). Sự thay đổi tôn giáo và thủ đô đó diễn ra vào năm trị vì thứ 4 của ông.
Con trai của ông, vua Tutankhamun lên ngai vàng khi vừa tròn 10 tuổi vào thời điểm năm 1333 trước Công nguyên, trị vì đất nước chỉ trong vòng 9 năm cho đến ngày băng hà. Ngài là vị vua cuối cùng của triều đại thứ 18 thuộc Tân Vương Quốc.
Sứ quán Thụy Sĩ tại Ai Cập cho biết, di vật này có thể thuộc về hài cốt của vua Akhenaten đã được ông Frank Rühli, một nhà khoa học chuyên nghành xác ướp thuộc đại học tổng hợp Zurich trả cho Chủ tịch CSA, ông Zahi Hawass.
Một nhà ngoại giao Thụy Sĩ cho biết, đây là sáng kiến cá nhân của nhà khoa học này. Và nhờ có những mối quan hệ cá nhân, ông Frank Rühli đã nhận lại được ngón chân cái này từ một nước châu Âu khác. Tuy nhiên, nguồn tin này không tiết lộ đó là nước nào.
Từ năm 2002, Thụy Sĩ là nước thứ 16 ký với Ai Cập thỏa thuận trả những cổ vật đã bị lấy ra khỏi nước này trái phép.
CSA cũng cho biết, trong những năm qua, Thụy Sĩ cũng đã trả hàng trăm đồ vật, trong đó có một con mắt của vua Amenhotep III, người cai trị Ai Cập từ 1391-1353 trước Công nguyên, với một triều đại lâu dài và thịnh vượng./.
Ngón chân cái bị lấy cắp năm 1907 trong một lần khám nghiệm xương đã được trao trả cho CSA tại lễ ký kết thỏa thuận tại thủ đô Cairo nhằm tạo thuận lợi hóa việc trả các cổ vật giữa Ai Cập và Thụy Sĩ.
Trong một thông cáo báo chí, CSA tuyên bố: "Giờ đây, ngón chân cái đã quay trở lại Ai Cập, và sẽ được trưng bày tại Bảo tàng Quốc gia tại thủ đô Cairo," đồng thời đồng thời bảo đảm rằng, ngón chân cái này phù hợp với bộ xương của Akhenaten được tìm thấy tại Thung lũng vua chúa, tại Luxor, phía Nam Ai Cập.
Akhenaten, một Pharaon nổi tiếng của Ai Cập cổ đại. Ông tiến hành rất nhiều cải cách trong luật lệ cai trị của các Pharaon ở Ai Cập cổ đại.
Ông lên ngôi vua năm 1353 trước Công nguyên, lấy hiệu là Amenhotep IV, thay đổi nghi lễ thờ cúng đa thần - trong đó vị thần tối cao là thần Amun-Re của Ai Cập sang một vị thần duy nhất - thần Mặt trời Aton, và chuyển thủ đô từ Thebes (Ai Cập) sang một thành phố mới mà ông đặt tên là Armana (hay Akhetaton, tên ông). Sự thay đổi tôn giáo và thủ đô đó diễn ra vào năm trị vì thứ 4 của ông.
Con trai của ông, vua Tutankhamun lên ngai vàng khi vừa tròn 10 tuổi vào thời điểm năm 1333 trước Công nguyên, trị vì đất nước chỉ trong vòng 9 năm cho đến ngày băng hà. Ngài là vị vua cuối cùng của triều đại thứ 18 thuộc Tân Vương Quốc.
Sứ quán Thụy Sĩ tại Ai Cập cho biết, di vật này có thể thuộc về hài cốt của vua Akhenaten đã được ông Frank Rühli, một nhà khoa học chuyên nghành xác ướp thuộc đại học tổng hợp Zurich trả cho Chủ tịch CSA, ông Zahi Hawass.
Một nhà ngoại giao Thụy Sĩ cho biết, đây là sáng kiến cá nhân của nhà khoa học này. Và nhờ có những mối quan hệ cá nhân, ông Frank Rühli đã nhận lại được ngón chân cái này từ một nước châu Âu khác. Tuy nhiên, nguồn tin này không tiết lộ đó là nước nào.
Từ năm 2002, Thụy Sĩ là nước thứ 16 ký với Ai Cập thỏa thuận trả những cổ vật đã bị lấy ra khỏi nước này trái phép.
CSA cũng cho biết, trong những năm qua, Thụy Sĩ cũng đã trả hàng trăm đồ vật, trong đó có một con mắt của vua Amenhotep III, người cai trị Ai Cập từ 1391-1353 trước Công nguyên, với một triều đại lâu dài và thịnh vượng./.
Thanh Bình/Cairo (Vietnam+)