Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức Hội thảo “Công nghệ sau thu hoạch và Quản lý chất lượng hạt ca cao,” trong 2 ngày 26-27/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Trong hai ngày thảo luận, các chuyên gia trong nước và quốc tế cùng chia sẻ kinh nghiệm, góp ý nhằm đưa ra giải pháp thiết thực.
Nghiên cứu của tiến sĩ Smija Lambert, đến từ Công ty Mars - chuyên về sản xuất các sản phẩm từ hạt ca cao cho biết, hiện nay một số vấn đề phát sinh mà cây ca cao của Việt Nam gặp phải là độ lên men thấp và không đồng đều, mùi đặc trưng không rõ ràng, độ axít còn cao, hạt ca cao bị nhiễm khói, có mùi lạ do quá trình phơi sấy chưa tốt…
Theo tiến sĩ Smija Lambert, trong quá trình sản xuất ca cao, phương pháp lên men rất quan trọng, nông dân khi thu hoạch cần phải hái những trái đã chín, quá trình trữ trái để lên men là từ 7-9 ngày. Tuy nhiên, tại nhiều nơi do đặc điểm vườn ca cao ở xa nhà, nhiều người sợ mất trộm nên đã hái trái ca cao sớm dẫn đến chất lượng ca cao bị giảm đi. Ngoài ra, độ axít cao cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hạt ca cao cũng phải đủ lớn để có đủ nhiệt trong quá trình lên men.
Đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực này đều cho rằng, vai trò thu mua rất quan trọng đối với chất lượng hạt ca cao vì chính những người này sẽ làm việc trực tiếp với nông dân, hướng dẫn nông dân những yêu cầu để làm ra hạt ca cao có chất lượng. Vì vậy, không chỉ nông dân mà các cơ sở thu mua, chế biến cũng cần nâng cao khả năng thu mua, sơ chế và sản xuất của mình.
Tiến sĩ Phạm Hồng Đức Phước (Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, trong quá trình sản xuất, thu hoạch, nông dân cần bảo đảm chính xác các yêu cầu cần thiết, nhất là việc thu hái, lên men, phơi sấy.
Năm 2009, sản lượng ca cao của Việt Nam đạt 1.000 tấn hạt khô, trong đó Đắk Lắk chiếm 33%, Bến Tre 25%, Bà Rịa Vũng Tàu 17%, Tiền Giang 5% và Bình Phước 2%./.
Trong hai ngày thảo luận, các chuyên gia trong nước và quốc tế cùng chia sẻ kinh nghiệm, góp ý nhằm đưa ra giải pháp thiết thực.
Nghiên cứu của tiến sĩ Smija Lambert, đến từ Công ty Mars - chuyên về sản xuất các sản phẩm từ hạt ca cao cho biết, hiện nay một số vấn đề phát sinh mà cây ca cao của Việt Nam gặp phải là độ lên men thấp và không đồng đều, mùi đặc trưng không rõ ràng, độ axít còn cao, hạt ca cao bị nhiễm khói, có mùi lạ do quá trình phơi sấy chưa tốt…
Theo tiến sĩ Smija Lambert, trong quá trình sản xuất ca cao, phương pháp lên men rất quan trọng, nông dân khi thu hoạch cần phải hái những trái đã chín, quá trình trữ trái để lên men là từ 7-9 ngày. Tuy nhiên, tại nhiều nơi do đặc điểm vườn ca cao ở xa nhà, nhiều người sợ mất trộm nên đã hái trái ca cao sớm dẫn đến chất lượng ca cao bị giảm đi. Ngoài ra, độ axít cao cũng ảnh hưởng lớn đến chất lượng, hạt ca cao cũng phải đủ lớn để có đủ nhiệt trong quá trình lên men.
Đánh giá của các chuyên gia trong lĩnh vực này đều cho rằng, vai trò thu mua rất quan trọng đối với chất lượng hạt ca cao vì chính những người này sẽ làm việc trực tiếp với nông dân, hướng dẫn nông dân những yêu cầu để làm ra hạt ca cao có chất lượng. Vì vậy, không chỉ nông dân mà các cơ sở thu mua, chế biến cũng cần nâng cao khả năng thu mua, sơ chế và sản xuất của mình.
Tiến sĩ Phạm Hồng Đức Phước (Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh) cho rằng, trong quá trình sản xuất, thu hoạch, nông dân cần bảo đảm chính xác các yêu cầu cần thiết, nhất là việc thu hái, lên men, phơi sấy.
Năm 2009, sản lượng ca cao của Việt Nam đạt 1.000 tấn hạt khô, trong đó Đắk Lắk chiếm 33%, Bến Tre 25%, Bà Rịa Vũng Tàu 17%, Tiền Giang 5% và Bình Phước 2%./.
Liên Phương (Vietnam+)