Nhà lãnh đạo Triều Tiên, ông Kim Jong Un đánh giá lực lượng tác chiến đặc biệt của Triều Tiên là "lực lượng then chốt và cốt lõi" trong khả năng răn đe và tác chiến của đất nước.
Nhà lãnh đạo Kim Jong-un nhấn mạnh nhu cầu tăng số lượng máy ly tâm để tăng gấp bội vũ khí hạt nhân tự vệ theo đúng đường lối của Đảng Lao động Triều Tiên là xây dựng lực lượng vũ trang hạt nhân.
Nhấn mạnh mục tiêu thúc đẩy chế tạo vũ khí hạt nhân, Triều Tiên khẳng định có đủ năng lực để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền và lợi ích an ninh quốc gia.
Đại diện của Trung Quốc tại Liên hợp quốc nhấn mạnh để giải quyết căn bản vấn đề trên Bán đảo Triều Tiên, cần phải thực hiện tiến trình chuyển đổi từ đình chiến sang cơ chế hòa bình.
Mỹ và Anh hối thúc Triều Tiên ngừng các hành động gây căng thẳng, trở lại vòng đàm phán và có các bước đi có thể tin tưởng được hướng tới phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ nêu rõ Mỹ hoan nghênh việc đối thoại với Triều Tiên, cho rằng đây là "lộ trình được ưu tiên nhất" để hướng tới việc phi hạt nhân hóa hoàn toàn Bán đảo Triều Tiên.
Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi nêu rõ: “Việc xả nước ấm là dấu hiệu cho thấy lò phản ứng đã đạt tới mức tới hạn, nghĩa là phản ứng dây chuyền hạt nhân trong lò phản ứng ở trạng thái tự duy trì."
Cố vấn An ninh Quốc gia Hàn Quốc Cho Tae-yong khẳng định các nghĩa vụ của Triều Tiên theo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an là phi hạt nhân hóa và cấm hợp tác quân sự.
Tân Bộ trưởng Hàn Quốc Shin Won-sik và người đồng cấp Mỹ Lloyd Austin ngày 20/10 đã tiến hành điện đàm để thảo luận về các biện pháp đối phó với các “mối đe dọa hạt nhân và tên lửa” từ Triều Tiên.
Giới chức Hàn-Mỹ tin rằng việc Triều Tiên dừng lò phản ứng 5 megawatt tại Yongbyon liên quan đến hoạt động tái xử lý các thanh nhiên liệu đã qua sử dụng để "chiết xuất plutoni cấp độ sản xuất vũ khí."
Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 8/9/2023 cho biết nước này vừa hạ thủy một tàu ngầm tấn công hạt nhân chiến thuật mới hôm 6/9. Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tham dự buổi lễ này.
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn-Mỹ-Nhật đã thảo luận về việc thiết lập hệ thống chia sẻ dữ liệu cảnh báo tên lửa theo thời gian thực trong năm nay và tổ chức các cuộc tập trận quân sự ba bên thường niên.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un đã thông báo kế hoạch đóng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân và kêu gọi Hải quân Triều Tiên trang bị các vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Bộ Ngoại giao Hàn Quốc và Nhật Bản đã áp đặt các biện pháp trừng phạt 4 công ty, tổ chức và 9 cá nhân liên quan việc phát triển vũ khí hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên.
Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc (KMA) ghi nhận 2 trận động đất có độ lớn 2,7 và 2,3, cách huyện Cát Châu, tỉnh Bắc Hamgyong - nơi Triều Tiên tiến hành các vụ thử hạt nhân - khoảng 40km về phía Tây Bắc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Miller khẳng định vẫn duy trì các biện pháp trừng phạt hiện có đối với Triều Tiên và từ chối bình luận về các biện pháp trừng phạt bổ sung đối với Bình Nhưỡng.
Triều Tiên khẳng định nước này là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân có trách nhiệm, cam kết cấm sử dụng hạt nhân và đe dọa các quốc gia phi hạt nhân và không phổ biến vũ khí hạt nhân.
Người đứng đầu Cục Chế độ Hòa bình trên bán đảo Triều Tiên thuộc Bộ Ngoại giao Hàn Quốc Chun Young-hee đã chỉ trích Bình Nhưỡng đang đe dọa cộng đồng quốc tế thông qua việc phát triển hạt nhân-tên lửa
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Lee Jong-sup đã chủ trì cuộc họp các chỉ huy hàng đầu để thảo luận việc tăng cam kết răn đe mở rộng của Mỹ, cải thiện chống máy bay không người lái để đối phó Triều Tiên.
Quan chức Hàn Quốc và Mỹ đã nhất trí tiếp tục hợp tác chặt chẽ nhằm giảm thiểu hoạt động sản xuất urani, củng cố an ninh mạng cho các cơ sở hạt nhân, tăng cường chuẩn bị ứng phó với khủng bố hạt nhân.
Tại cuộc họp diễn ra vào ngày 30/5 vừa qua tại thủ đô Ulan Bator của Mông Cổ, các nhà ngoại giao Mỹ, Mông Cổ, Hàn Quốc đã nhất trí về sự cần thiết phải nối lại đối thoại với Triều Tiên.
Thứ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Shin Beom-chul loại trừ khả năng Nhật Bản tham gia nhóm tham vấn hạt nhân giữa Hàn Quốc và Mỹ nhằm tăng khả năng răn đe hạt nhân trước các mối đe dọa từ Triều Tiên.
Phái viên Hàn Quốc chỉ trích Triều Tiên tìm cách giành sự công nhận của cộng đồng quốc tế thông qua mối đe dọa hạt nhân, cũng như thiết lập quan hệ với các nước trong khu vực theo "khẩu vị của mình."
Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản đã tăng cường phối hợp an ninh trong bối cảnh Bình Nhưỡng gia tăng các mối đe dọa từ vũ khí hạt nhân và tên lửa qua các vụ thử vũ khí khiêu khích trong năm nay.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol nhấn mạnh Hàn Quốc và Mỹ “là đồng minh anh em được hun đúc nên từ sự hy sinh bởi những người lính của chúng ta. Một liên minh vì tự do và công lý.”