Chiều 6/8, tại Hà Nội, Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương đã họp bàn các biện pháp ứng phó với cơn bão số 6.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Văn Thắng, kiêm Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương chủ trì cuộc họp.
Theo Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, tính đến 15 giờ 30 ngày 6/8, Biên phòng tuyến biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bà Rịa-Vũng Tàu đã phối hợp với địa phương, gia đình chủ tàu, thuyền thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn hơn 49.130 phương tiện với hơn 246.930 người biết vị trí, hướng di chuyển của bão để chủ động di chuyển phòng tránh.
Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao đã có Công hàm gửi Đại sứ quán nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Hà Nội đề nghị tạo thuận lợi cho 32 tàu với 314 người của Việt Nam được tránh, trú bão tại đảo Hải Nam; đồng thời đề nghị hỗ trợ cứu nạn trong trường hợp tàu cá bị nạn hoặc gặp sự cố.
Ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết trong 24 giờ tới, bão số 6 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc, đi dọc theo ven biển các tỉnh Trung Bộ.
Sau đó, bão có khả năng đổi hướng di chuyển về phía Tây Tây Bắc. Cơn bão này có khả năng đi vào đất liền các tỉnh, thành phố ven biển từ Thanh Hóa đến Quảng Ninh. Thời gian bão đổ bộ vào đất liền sớm nhất khoảng 20-21 giờ tối mai (7/8) và muộn nhất vào khoảng 3-4 giờ sáng 8/8.
Sau khi đi vào đất liền, bão số 6 sẽ suy yếu rất nhanh. Do ảnh hưởng của bão số 6, từ đêm mai đến ngày 9/8 tới, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to đến rất to, với lượng mưa trung bình khoảng 100-200mm, một số nơi có thể lên đến hơn 300mm.
Để giảm thiểu thiệt hai do bão số 6 có thể gây ra, Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng đề nghị các bộ, ngành và địa phương thực hiện nghiêm Công điện số 40/CĐ-TW ngày 6/8 của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương - Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn.
Đặc biệt, cần tiếp tục kiểm đếm, kêu gọi và hướng dẫn tàu, thuyền hoạt động trên biển thoát ra khỏi hoặc không đi vào vùng nguy hiểm; một số khu vực cần thực hiện tiêu nước đệm để tránh ngập úng khi xảy ra mưa lớn kéo dài.
Các tỉnh, thành phố ven biển từ Thanh Hóa đến Quảng Ninh cần khẩn trương triển khai công tác ứng phó với bão trên đất liền, mọi công việc phải hoàn thành trước 18 giờ tối 7/8./.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Văn Thắng, kiêm Phó Trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương chủ trì cuộc họp.
Theo Văn phòng thường trực Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương, tính đến 15 giờ 30 ngày 6/8, Biên phòng tuyến biển các tỉnh từ Quảng Ninh đến Bà Rịa-Vũng Tàu đã phối hợp với địa phương, gia đình chủ tàu, thuyền thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn hơn 49.130 phương tiện với hơn 246.930 người biết vị trí, hướng di chuyển của bão để chủ động di chuyển phòng tránh.
Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao đã có Công hàm gửi Đại sứ quán nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Hà Nội đề nghị tạo thuận lợi cho 32 tàu với 314 người của Việt Nam được tránh, trú bão tại đảo Hải Nam; đồng thời đề nghị hỗ trợ cứu nạn trong trường hợp tàu cá bị nạn hoặc gặp sự cố.
Ông Bùi Minh Tăng, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết trong 24 giờ tới, bão số 6 di chuyển chủ yếu theo hướng Tây Bắc, đi dọc theo ven biển các tỉnh Trung Bộ.
Sau đó, bão có khả năng đổi hướng di chuyển về phía Tây Tây Bắc. Cơn bão này có khả năng đi vào đất liền các tỉnh, thành phố ven biển từ Thanh Hóa đến Quảng Ninh. Thời gian bão đổ bộ vào đất liền sớm nhất khoảng 20-21 giờ tối mai (7/8) và muộn nhất vào khoảng 3-4 giờ sáng 8/8.
Sau khi đi vào đất liền, bão số 6 sẽ suy yếu rất nhanh. Do ảnh hưởng của bão số 6, từ đêm mai đến ngày 9/8 tới, Bắc Bộ và Thanh Hóa có mưa vừa, mưa to đến rất to, với lượng mưa trung bình khoảng 100-200mm, một số nơi có thể lên đến hơn 300mm.
Để giảm thiểu thiệt hai do bão số 6 có thể gây ra, Thứ trưởng Hoàng Văn Thắng đề nghị các bộ, ngành và địa phương thực hiện nghiêm Công điện số 40/CĐ-TW ngày 6/8 của Ban chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương - Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn.
Đặc biệt, cần tiếp tục kiểm đếm, kêu gọi và hướng dẫn tàu, thuyền hoạt động trên biển thoát ra khỏi hoặc không đi vào vùng nguy hiểm; một số khu vực cần thực hiện tiêu nước đệm để tránh ngập úng khi xảy ra mưa lớn kéo dài.
Các tỉnh, thành phố ven biển từ Thanh Hóa đến Quảng Ninh cần khẩn trương triển khai công tác ứng phó với bão trên đất liền, mọi công việc phải hoàn thành trước 18 giờ tối 7/8./.
Thanh Tuấn (TTXVN)