Theo số liệu được cung cấp tại Hội thảo xây dựng "Quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình Việt Nam đến năm 2020" diễn ra ngày 28/6 ở Hà Nội, trong những năm qua dịch vụ truyền hình ở Việt Nam phát triển nhanh như nấm sau mưa với đủ các loại hình.
Cụ thể, ở truyền hình quảng bá có 3 đài mặt đất toàn quốc, 8 đài của các bộ ngành và tỉnh thành nào cũng có đài địa phương. Bên cạnh đó, còn quảng bá số mặt đất của VTC, quảng bá di động mặt đất của VTV. Truyền hình trả tiền cũng đủ các loại hình, số mặt đất, truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, truyền hình IPTV (qua giao thức Internet), truyền hình qua di động với 40 đơn vị cung cấp, nổi trội là VTC, VTCT, FPT...và mới đây là AVG.
Tuy nhiên, hầu hết các ý kiến tại Hội thảo đều thống nhất rằng, dù phát triển phong phú nhưng ngành truyền hình Việt Nam lại chưa có quy hoạch tổng thể dài hạn, nên rất manh mún, lộn xộn.
Tiến sĩ Trần Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông cho hay, tuy có nhiều đơn vị cung cấp truyền hình nhưng chất lượng chương trình ở nhiều đài, đặc biệt ở miền núi còn nghèo nàn. Ở nhiều đơn vị, chương trình tự sản xuất chiếm số ít và kém về chất lượng.
Bên cạnh đó, dịch vụ truyền hình cáp đồng trục mang tính manh mún, được tổ chức theo các địa phương với sự tham gia của trên 40 đơn vị nhưng chủ yếu là với quy mô nhỏ (từ vài ngàn tới vài chục ngàn thuê bao). Trong khi đó, Việt Nam tham gia công ước về bản quyền, giá bản quyền ngày càng cao và nếu các đơn vị đều mua bản quyền của nước ngoài sẽ lãng phí nguồn lực xa hội đáng kể. Hơn ai hết, người tiêu dùng sẽ phải gánh chịu khi chi phí xem truyền hình bị tăng lên.
“Do mục tiêu tạo nguồn thu, các chương trình quảng cáo xuất hiện với tần suất cao trên truyền hình, tạo ra một thực tế là mất công bằng xã hội trong nhu cầu được thông tin cũng như nhu cầu thông tin giữa các tầng lớp, cộng đồng,” ông Tuấn nhấn mạnh.
Ngoài ra, sự lộn xộn của truyền hình còn nằm ở chỗ nhiều đơn vị “bắt tay ngầm” trong việc cung cấp dịch vụ. Thực tế không hiếm trường hợp doanh nghiệp truyền hình đã hợp đồng với tòa nhà để “độc quyền” cung cấp dịch vụ, ngăn cản sự có mặt của các doanh nghiệp khác.
“Bộ Thông tin và Truyền thông hết sức phản đối vấn đề này vì chính việc cạnh tranh sẽ đem lại quyền lợi cho khách hàng. Sắp tới, Bộ sẽ có những quy định để giải quyết,” ông Tuấn nhấn mạnh.
Từ thực tế trên, một số đại biểu đề xuất việc xây dựng Quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình Việt Nam đến 2020 phải bảo đảm một số nguyên tắc như chất lượng phát sóng, nhất là bảo đảm công bằng xã hội trong nhu cầu được thông tin…
Mục tiêu đến năm 2020, truyền hình số mặt đất sẽ có mặt cả 63 tỉnh, thành phố, phát triển 60-70% hộ gia đình xem dịch vụ truyền hình trả tiền… Về quy mô thị trường, mỗi loại hình (cáp, vệ tinh, mặt đất…) có 3 nhà cung cấp dịch vụ toàn quốc và 3-5 nhà cung cấp trong khu vực.
Ngoài ra, các doanh nghiệp mới muốn nhảy vào thị trường cần dùng công nghệ tiên tiến hơn nhằm thúc đẩy sự phát triển và cung cấp cho người dùng những trải nghiệm mới. Doanh nghiệp cũ cần sử dụng có hiệu quả hạ tầng truyền dẫn băng rộng sẵn có để cung cấp dịch vụ truyền hình theo hướng hội tụ công nghệ và dịch vụ.
Về phần mình, cơ quan quản lý nhà nước tăng cường kiểm soát việc cấp giấp phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền, bảo đảm tránh lãng phí trong đầu tư; đồng thời kiểm soát giá cước, khuyến mại của các đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh truyền hình trả tiền nhằm kiểm soát việc bù chéo, phá giá dịch vụ, cạnh tranh không lành mạnh…
Được biết, Quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình Việt Nam đến năm 2020 sẽ được trình Chính phủ vào quý III/2012./.
Cụ thể, ở truyền hình quảng bá có 3 đài mặt đất toàn quốc, 8 đài của các bộ ngành và tỉnh thành nào cũng có đài địa phương. Bên cạnh đó, còn quảng bá số mặt đất của VTC, quảng bá di động mặt đất của VTV. Truyền hình trả tiền cũng đủ các loại hình, số mặt đất, truyền hình cáp, truyền hình vệ tinh, truyền hình IPTV (qua giao thức Internet), truyền hình qua di động với 40 đơn vị cung cấp, nổi trội là VTC, VTCT, FPT...và mới đây là AVG.
Tuy nhiên, hầu hết các ý kiến tại Hội thảo đều thống nhất rằng, dù phát triển phong phú nhưng ngành truyền hình Việt Nam lại chưa có quy hoạch tổng thể dài hạn, nên rất manh mún, lộn xộn.
Tiến sĩ Trần Minh Tuấn, Phó Viện trưởng Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông cho hay, tuy có nhiều đơn vị cung cấp truyền hình nhưng chất lượng chương trình ở nhiều đài, đặc biệt ở miền núi còn nghèo nàn. Ở nhiều đơn vị, chương trình tự sản xuất chiếm số ít và kém về chất lượng.
Bên cạnh đó, dịch vụ truyền hình cáp đồng trục mang tính manh mún, được tổ chức theo các địa phương với sự tham gia của trên 40 đơn vị nhưng chủ yếu là với quy mô nhỏ (từ vài ngàn tới vài chục ngàn thuê bao). Trong khi đó, Việt Nam tham gia công ước về bản quyền, giá bản quyền ngày càng cao và nếu các đơn vị đều mua bản quyền của nước ngoài sẽ lãng phí nguồn lực xa hội đáng kể. Hơn ai hết, người tiêu dùng sẽ phải gánh chịu khi chi phí xem truyền hình bị tăng lên.
“Do mục tiêu tạo nguồn thu, các chương trình quảng cáo xuất hiện với tần suất cao trên truyền hình, tạo ra một thực tế là mất công bằng xã hội trong nhu cầu được thông tin cũng như nhu cầu thông tin giữa các tầng lớp, cộng đồng,” ông Tuấn nhấn mạnh.
Ngoài ra, sự lộn xộn của truyền hình còn nằm ở chỗ nhiều đơn vị “bắt tay ngầm” trong việc cung cấp dịch vụ. Thực tế không hiếm trường hợp doanh nghiệp truyền hình đã hợp đồng với tòa nhà để “độc quyền” cung cấp dịch vụ, ngăn cản sự có mặt của các doanh nghiệp khác.
“Bộ Thông tin và Truyền thông hết sức phản đối vấn đề này vì chính việc cạnh tranh sẽ đem lại quyền lợi cho khách hàng. Sắp tới, Bộ sẽ có những quy định để giải quyết,” ông Tuấn nhấn mạnh.
Từ thực tế trên, một số đại biểu đề xuất việc xây dựng Quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình Việt Nam đến 2020 phải bảo đảm một số nguyên tắc như chất lượng phát sóng, nhất là bảo đảm công bằng xã hội trong nhu cầu được thông tin…
Mục tiêu đến năm 2020, truyền hình số mặt đất sẽ có mặt cả 63 tỉnh, thành phố, phát triển 60-70% hộ gia đình xem dịch vụ truyền hình trả tiền… Về quy mô thị trường, mỗi loại hình (cáp, vệ tinh, mặt đất…) có 3 nhà cung cấp dịch vụ toàn quốc và 3-5 nhà cung cấp trong khu vực.
Ngoài ra, các doanh nghiệp mới muốn nhảy vào thị trường cần dùng công nghệ tiên tiến hơn nhằm thúc đẩy sự phát triển và cung cấp cho người dùng những trải nghiệm mới. Doanh nghiệp cũ cần sử dụng có hiệu quả hạ tầng truyền dẫn băng rộng sẵn có để cung cấp dịch vụ truyền hình theo hướng hội tụ công nghệ và dịch vụ.
Về phần mình, cơ quan quản lý nhà nước tăng cường kiểm soát việc cấp giấp phép cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền, bảo đảm tránh lãng phí trong đầu tư; đồng thời kiểm soát giá cước, khuyến mại của các đơn vị cung cấp dịch vụ phát thanh truyền hình trả tiền nhằm kiểm soát việc bù chéo, phá giá dịch vụ, cạnh tranh không lành mạnh…
Được biết, Quy hoạch phát triển dịch vụ phát thanh, truyền hình Việt Nam đến năm 2020 sẽ được trình Chính phủ vào quý III/2012./.
Trung Hiền (Vietnam+)