Từ ngày 20/5 tới, lực lượng liên ngành gồm thanh tra Sở Giao thông Vận tải và Công an Hà Nội sẽ bố trí lực lượng tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm về trật tự giao thông trên các tuyến đường theo nghị định 34 của Chính phủ. Nghị định có một phần riêng áp dụng thí điểm tại khu vực nội thành của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Ngoài việc tăng mức xử phạt gấp đôi, công an các xã, phường có thể xử phạt trực tiếp người vi phạm trật tự giao thông trên đường thay vì chỉ được phép dừng, mang phương tiện về trụ sở.
Đây là thông tin được ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội đưa ra trong cuộc họp liên ngành về triển khai nghị định 34 của Chính phủ.
Ông Hùng cho biết, toàn bộ kế hoạch này sẽ được báo cáo Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, sau đó sẽ được áp dụng trên toàn thành phố.
Tuy nhiên, nhiều đại diện ở các quận huyện trong cuộc họp bày tỏ rằng, các vùng nông thôn đường sá, cơ sở hạ tầng giao thông còn yếu kém, nếu áp dụng mức phạt như vậy sẽ chưa hợp lý.
Sở Giao thông Vận tải sẽ có những bàn thảo, điều chỉnh lại nội dung này cho hợp lý trước khi kế hoạch được trình thành phố.
Theo nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ vừa được ban hành tại nội thành của 2 thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh, một số vi phạm về giao thông nói chung sẽ bị áp dụng mức phạt mới nặng hơn so với hiện hành.
Cụ thể, múc phạt với lái xe vượt đèn đỏ, lái ôtô khi có nồng độ cồn vượt mức cho phép sẽ bị xử phạt từ 1 triệu đến 1,4 triệu đồng (mức chung là 600.000 - 800.000 đồng).
Mức xử phạt từ 1,4 - 2 triệu đồng (tăng gần gấp đôi so với mức chung) được áp dụng trong trường hợp lái xe có các hành vi như cho xe chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đủ đèn chiếu sáng; lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; đi vào đường cấm, khu vực cấm, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/giờ đến 20 km/giờ...
Đối với xe máy, phạt từ 300.000 - 500.000 đối với các hành vi như không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông; điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/giờ đến 20 km/giờ.
Đối với người đi bộ, có thể bị phạt từ 80.000 - 120.000 đồng khi mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn; đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy./.
Ngoài việc tăng mức xử phạt gấp đôi, công an các xã, phường có thể xử phạt trực tiếp người vi phạm trật tự giao thông trên đường thay vì chỉ được phép dừng, mang phương tiện về trụ sở.
Đây là thông tin được ông Nguyễn Quốc Hùng, Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nội đưa ra trong cuộc họp liên ngành về triển khai nghị định 34 của Chính phủ.
Ông Hùng cho biết, toàn bộ kế hoạch này sẽ được báo cáo Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, sau đó sẽ được áp dụng trên toàn thành phố.
Tuy nhiên, nhiều đại diện ở các quận huyện trong cuộc họp bày tỏ rằng, các vùng nông thôn đường sá, cơ sở hạ tầng giao thông còn yếu kém, nếu áp dụng mức phạt như vậy sẽ chưa hợp lý.
Sở Giao thông Vận tải sẽ có những bàn thảo, điều chỉnh lại nội dung này cho hợp lý trước khi kế hoạch được trình thành phố.
Theo nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ vừa được ban hành tại nội thành của 2 thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh, một số vi phạm về giao thông nói chung sẽ bị áp dụng mức phạt mới nặng hơn so với hiện hành.
Cụ thể, múc phạt với lái xe vượt đèn đỏ, lái ôtô khi có nồng độ cồn vượt mức cho phép sẽ bị xử phạt từ 1 triệu đến 1,4 triệu đồng (mức chung là 600.000 - 800.000 đồng).
Mức xử phạt từ 1,4 - 2 triệu đồng (tăng gần gấp đôi so với mức chung) được áp dụng trong trường hợp lái xe có các hành vi như cho xe chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đủ đèn chiếu sáng; lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; đi vào đường cấm, khu vực cấm, điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/giờ đến 20 km/giờ...
Đối với xe máy, phạt từ 300.000 - 500.000 đối với các hành vi như không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; điều khiển xe chạy tốc độ thấp mà không đi bên phải phần đường xe chạy gây cản trở giao thông; điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/giờ đến 20 km/giờ.
Đối với người đi bộ, có thể bị phạt từ 80.000 - 120.000 đồng khi mang, vác vật cồng kềnh gây cản trở giao thông; vượt qua dải phân cách; đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn; đu, bám vào phương tiện giao thông đang chạy./.
Mạnh Hùng (Vietnam+)