"Việt Nam cung cấp gạo nhiều nhất cho ASEAN"

Theo chuyên gia Thái Lan, Việt Nam đã trở thành nhà cung cấp gạo nhiều nhất cho các nước ASEAN và Thái Lan sẽ rất khó cạnh tranh.
Nhà nghiên cứu Aat Pisanvanichcủa trường Đại học Thai Chamber of Commerce cho biết kể từ năm 2005, Việt Nam đã trở thành nhà cung cấpgạo nhiều nhất cho các nước ASEAN.

Giá trị xuất khẩu gạo Việt Nam sang các nướcđó năm 2009 đạt 1,3 tỷ USD, so với con số 316 triệu USD của Thái Lan.

Ông Aatnói: “Sẽ rất khó có thể cạnh tranh với Việt Nam trên thị trường ASEAN. Thái Lancần thực hiện các bước giảm giá thành, nâng cao năng suất lúa, đồng thời hướngtới những khách hàng sử dụng gạo có chất lượng cao.”

Theo nhà nghiên cứu Aat, Thái Lan có thể mấtthêm thị phần gạo ở Đông Nam Á trước Việt Nam, nhất là khi Cộng đồng Kinh tếASEAN bắt đầu hình thành vào năm 2015.

Ông Aat, Giám đốc bộ phận nghiên cứu quốctế thuộc trường đại học trên, nhận định nếu 10 nước thành viên ASEAN bãi bỏ tấtcả biểu thuế quan đối với thóc gạo trong 4-5 năm tới thì hoạt động bán thóc gạocủa Việt Nam chắc sẽ đạt được nhiều thành công hơn tại Philippines và Malaysia.Đây hiện là hai thị trường tiêu thụ quan trọng của TháiLan.

Báo Bưu điện Bangkok đưa tinViệt Nam đang chiếm 79,4% thị phần thóc gạo ở Đông Nam Á, so với mức thị phần19,2% của Thái Lan - nhà xuất khẩu gạo nhiều thứ hai thế giới.

Sau khi đã xuấtkhẩu khoảng 9,05 triệu tấn gạo và đạt doanh thu 5,34 tỷ USD năm 2010, Thái Lanđang có kế hoạch bán 9-9,5 triệu tấn gạo năm nay với số tiền thu về khoảng 5,6tỷ USD.

Trong khi đó, Bộ Thương mại Thái Lan hy vọng lượng gạo xuất khẩu theo cáchợp đồng ký kết với chính phủ các nước ở Trung Đông, châu Phi và châu Á sẽ tăngmạnh lên 700.000-800.000 tấn năm nay, góp phần sẽ nâng tổng số gạo Thái bán rathị trường bên ngoài cả năm 2011 lên trên 9 triệu tấn.

Tổng Giám đốc Vụ Ngoạithương Bộ Thương mại Manat Soiploy nói rằng chính phủ các nước Iran, Iraq,Libya, Indonesia, Bangladesh và Philippines đã liên hệ đề nghị mua gạo nhằm đảmbảo an ninh lương thực trong nước.

Theo ông Manat, Thái Lan đang hưởng lợi từviệc nguồn cung sụt giảm của nhiều nước sản xuất nhiều thóc gạo, nhất là TrungQuốc, do tác động của thời tiết.

Ngoài ra, Ấn Độ cũng cấm xuất khẩu các loại gạokhông phải là gạo basmati (để tránh khả năng thiếu hụt thóc gạo tại nước đôngdân thứ hai thế giới này).

Nhu cầu tiêu thụ trên thị trường gia tăng có thể sẽđẩy giá thóc gạo tăng lên trong thời gian tới. Ông Manat nhận định giá gạo trắng5% của Thái sẽ vọt lên 600 USD/tấn./.

T.N.Tiến/Bangkok (Vietnam+)

Tin cùng chuyên mục

Ông Agustaviano Sofjan, Tổng Lãnh sự Indonesia tại Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu tại hội thảo. (Ảnh: Xuân Anh/TTXVN)

Dư địa mở rộng xuất khẩu vào thị trường Halal

Quy mô của ngành công nghiệp phục vụ cho người Hồi giáo ngày càng phát triển; trong đó, Indonesia là thị trường Halal lớn nhất thế giới, tạo dư địa để mở rộng xuất khẩu nhiều mặt hàng Việt Nam.