Trong ba ngày từ 27-29/10, tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra Hội nghị khoa học Ghép tạng Việt Nam lần thứ nhất, do Hội Ghép tạng Việt Nam và Hội Niệu-Thận học Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức.
Hội nghị có sự tham gia của các nhà khoa học đến từ Hội Ghép tạng thế giới, các chuyên gia đến từ Mỹ, Australia, New Zealand và Croatia cùng các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành trong nước.
Ghép tạng đã trở thành một bộ phận lớn của phương pháp điều trị thay thế hiện nay. Việc hiến, lấy, ghép và điều trị sau ghép rất phức tạp, có liên quan không những trên lĩnh vực khoa học, y học mà còn liên quan đến xã hội học và đạo đức trong y học. Do vậy, Hội nghị tập trung thảo luận về những tiến bộ về miễn dịch ghép tạng, chia sẻ kinh nghiệm thuốc ức chế miễn dịch, vấn đề chăm sóc và điều trị sau ghép tạng, đặc biệt là ghép thận, khía cạnh xã hội, nhân đạo và đạo đức trong ghép tạng.
Tại Việt Nam, ca ghép tạng lần đầu tiên được thực hiện vào năm 1992 tại Viện 103 (Hà Nội). Trong ba năm từ 2010-2013, cả nước đã ghép được 10 ca tim, 12 ca gan và hơn 400 ca thận. Riêng số thận ghép của ba bệnh viện Chợ Rẫy, Việt Đức và Viện 103 trong ba năm này là 392 ca, nhiều hơn số thận ghép trong cả nước trong 18 năm trước.
Đặc biệt ở bệnh viện Việt Đức có thời điểm trong bốn tuần đã tiến hành lấy đa tạng của ba bệnh nhân chết não để ghép cho 6 ca thận, 3 ca gan và 2 ca tim. Hầu hết thời gian phẫu thuật của mỗi loại ghép, thời gian sống thêm sau ghép 1 năm và 5 năm tương đương như các ca ghép trên thế giới và không có các tai biến và biến chứng lớn trong và sau mổ.
Phần lớn các bệnh nhân sau ghép đã trở về với cuộc sống bình thường. Ca ghép thận sống lâu nhất đến nay đã bước sang năm thứ 21 và ca ghép gan đầu tiên bước sang năm thứ 10.
Theo giáo sư Phạm Gia Khánh, Chủ nhiệm Chương trình Khoa học công nghệ y-dược cấp Nhà nước, ghép tạng hiện nay được xem là biện pháp duy nhất cứu sống bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo giai đoạn cuối và nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh.
Nhu cầu ghép tạng ở Việt Nam hiện nay là khá cao. Việt Nam đã có Luật và các văn bản dưới Luật liên quan đến ghép tạng, đội ngũ cán bộ được đào tạo bài bản ở nước ngoài và đã ít nhiều có thực tế qua các qua ghép trong nước vừa qua, hạ tầng cơ sở ở nhiều bệnh viện đã được nâng cấp đáp ứng được nhu cầu khắt khe của ghép tạng.
Tuy nhiên, cản trở lớn nhất của ghép tạng tại Việt Nam hiện nay là thiếu người cho tạng, đặc biệt là từ người cho chết não. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của tâm lý, tôn giáo, tín ngưỡng trong nhân dân.
Ngoài ra, chi phí ghép tạng của Việt Nam tuy ở mức thấp nhất so với các nước trên thế giới nhưng so với thu nhập của người dân thì vẫn là mức chi phí quá cao./.
Hội nghị có sự tham gia của các nhà khoa học đến từ Hội Ghép tạng thế giới, các chuyên gia đến từ Mỹ, Australia, New Zealand và Croatia cùng các nhà khoa học, các chuyên gia đầu ngành trong nước.
Ghép tạng đã trở thành một bộ phận lớn của phương pháp điều trị thay thế hiện nay. Việc hiến, lấy, ghép và điều trị sau ghép rất phức tạp, có liên quan không những trên lĩnh vực khoa học, y học mà còn liên quan đến xã hội học và đạo đức trong y học. Do vậy, Hội nghị tập trung thảo luận về những tiến bộ về miễn dịch ghép tạng, chia sẻ kinh nghiệm thuốc ức chế miễn dịch, vấn đề chăm sóc và điều trị sau ghép tạng, đặc biệt là ghép thận, khía cạnh xã hội, nhân đạo và đạo đức trong ghép tạng.
Tại Việt Nam, ca ghép tạng lần đầu tiên được thực hiện vào năm 1992 tại Viện 103 (Hà Nội). Trong ba năm từ 2010-2013, cả nước đã ghép được 10 ca tim, 12 ca gan và hơn 400 ca thận. Riêng số thận ghép của ba bệnh viện Chợ Rẫy, Việt Đức và Viện 103 trong ba năm này là 392 ca, nhiều hơn số thận ghép trong cả nước trong 18 năm trước.
Đặc biệt ở bệnh viện Việt Đức có thời điểm trong bốn tuần đã tiến hành lấy đa tạng của ba bệnh nhân chết não để ghép cho 6 ca thận, 3 ca gan và 2 ca tim. Hầu hết thời gian phẫu thuật của mỗi loại ghép, thời gian sống thêm sau ghép 1 năm và 5 năm tương đương như các ca ghép trên thế giới và không có các tai biến và biến chứng lớn trong và sau mổ.
Phần lớn các bệnh nhân sau ghép đã trở về với cuộc sống bình thường. Ca ghép thận sống lâu nhất đến nay đã bước sang năm thứ 21 và ca ghép gan đầu tiên bước sang năm thứ 10.
Theo giáo sư Phạm Gia Khánh, Chủ nhiệm Chương trình Khoa học công nghệ y-dược cấp Nhà nước, ghép tạng hiện nay được xem là biện pháp duy nhất cứu sống bệnh nhân bị bệnh hiểm nghèo giai đoạn cuối và nâng cao chất lượng cuộc sống người bệnh.
Nhu cầu ghép tạng ở Việt Nam hiện nay là khá cao. Việt Nam đã có Luật và các văn bản dưới Luật liên quan đến ghép tạng, đội ngũ cán bộ được đào tạo bài bản ở nước ngoài và đã ít nhiều có thực tế qua các qua ghép trong nước vừa qua, hạ tầng cơ sở ở nhiều bệnh viện đã được nâng cấp đáp ứng được nhu cầu khắt khe của ghép tạng.
Tuy nhiên, cản trở lớn nhất của ghép tạng tại Việt Nam hiện nay là thiếu người cho tạng, đặc biệt là từ người cho chết não. Nguyên nhân là do ảnh hưởng của tâm lý, tôn giáo, tín ngưỡng trong nhân dân.
Ngoài ra, chi phí ghép tạng của Việt Nam tuy ở mức thấp nhất so với các nước trên thế giới nhưng so với thu nhập của người dân thì vẫn là mức chi phí quá cao./.
H.Chung (TTXVN)