Hiện nay không chỉ các nước phát triển mà cả các nước đang phát triển, trong đócó Việt Nam đang phải đối mặt với gáng nặng bệnh tật kép, trong đó gánh nặng cácbệnh không lây nhiễm đã và đang tạo áp lực lớn lên hệ thống y tế Việt Nam.Trong khi tỷ lệ mắc các bệnh lây nhiễm giảm nhanh thì tỷ lệ mắc các bệnh khônglây nhiễm lại tăng lên nhanh chóng.
Theo số liệu báo cáo thống kê bệnh viện của 51 tỉnh, thành phố Việt Nam, tỷ lệmắc bệnh lây nhiễm giảm từ 59,2% năm 1986 xuống còn 24,94% năm 2006 và đến năm2009 là 22,9%.
Trong khi đó, tỷ lệ mắc bệnh không lây nhiễm tăng nhanh từ 36% năm 1986 lên62,02% năm 2006 và đến 2009 là 66,32%.
Ngoài ra, tỷ lệ tử vong do các bệnh không lây nhiễm cũng tăng mạnh trong thờigian qua, từ 41,48% năm 1986 lên 61,62% năm 2006 và đến năm 2009 là 63,34%.
Bộ trưởng cho biết nhờ nhứng nỗ lực trong thời gian qua, Việt Nam đã thu đượcmột số kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là việc kiểm soát các yếu tố nguy cơ nhưphòng chống tác hại thuốc lá, với việc Việt Nam phê chuẩn Công ước Khung về kiểmsoát thuốc lá năm 2004 và dự thảo Luật Phòng chống tác hại thuốc lá đã đượcQuốc hội Việt Nam đồng ý xem xét vào tháng 11/2011 và dự kiến thông qua vàotháng 5/2012.
Mặc dù vậy Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức như chương trìnhphòng chống các bệnh không lây nhiễm mới chỉ được thiết lập chủ yếu ở tuyếntrung ương và một số điểm triển khai chương trình với nguồn kinh phí hạn chế vàthiểu nhân lực.
Trong thời gian tới Việt Nam sẽ đổi mới định hướng đầu tư cho chẩn đoán pháthiện sớm và điều trị bệnh không lây nhiễm, từng bước xây dựng và kiện toàn mạnglưới phòng chống các bệnh không lây nhiễm từ trung ương đến địa phương, đẩy mạnhtruyền thông giáo dục sức khỏe, đặc biệt chú trọng tăng cường đào tạo nguồn nhânlực, thúc đẩy nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế về phòng chống bệnh khônglây nhiễm.
Bộ trưởng hy vọng tiếp tục nhận được sự ủng hộ hơn nữa của cộng đồng quốc tế vàTổ chức Y tế Thế giới cho các hoạt động phòng chống bệnh không lây nhiễm tạiViệt Nam trong thời gian tới./.