Làng nghề bánh tráng cù lao Mây, xã Lục Sỹ Thành, huyện Trà Ôn (tỉnh Vĩnh Long) có gần 140 hộ sản xuất, trong đó 70 hộ sản xuất quanh năm thu hút hơn 200 lao động.
Với mục tiêu hỗ trợ làng nghề nâng cao chất lượng sản phẩm, Trung tâm Khuyến công tỉnh Vĩnh Long kết hợp với nguồn vốn của Chi cục Phát triển nông thôn đầu tư trang bị cho hợp tác xã máy cắt bánh và máy đóng gói hút chân không; Máy xay điện, triển khai dự án hỗ trợ cho xã viên làng nghề chuyển đổi từ sản xuất quy mô hộ gia đình sang cải tiến quy trình sản xuất sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tổ chức hoạt động quảng bá, tiếp thị.
Nhờ vậy, sản phẩm bánh tráng cù lao Mây được kiểm tra chặt chẽ về chất lượng, quy cách, bao bì, khẳng định thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long và đưa vào tiêu thụ trong các siêu thị, nhà hàng, các điểm du lịch trong vùng.
Tại làng nghề trồng và se lõi cói xã Thanh Bình (huyện Vũng Liêm), nguồn vốn chương trình khuyến công hỗ trợ các hộ trang bị máy chẻ và se lõi cói, giúp các hộ tận dụng cói loại 2 se thành lõi cung ứng cho các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, tăng giá trị sản phẩm.
Theo ông Nguyễn Minh Tho, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long, tuy nguồn vốn chương trình khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương đầu tư cho các dự án có quy mô vốn không lớn nhưng có ý nghĩa thiết thực trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất ở nông thôn phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
Năm 2012, cùng với hỗ trợ cho chín doanh nghiệp xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật, ứng dụng thiết bị công nghệ mới, mô hình sản xuất sạch hơn…, chương trình khuyến công tỉnh Vĩnh Long tập trung hỗ trợ các cơ sở sản xuất nông thôn thông qua tổ chức 14 lớp tập huấn, đào tạo khởi sự doanh nghiệp và chín lớp dạy nghề, truyền nghề cho 310 lao động nông thôn.
Nguồn vốn khuyến công còn hỗ trợ các ngành sản xuất công nghiệp nông thôn xây dựng nhãn hiệu các sản phẩm: gốm đỏ Vĩnh Long, dưa cải muối chua Tân Định, khoai lang Bình Tân và cam sành Tân Hội.
Năm 2013, tỉnh Vĩnh Long ưu tiên bố trí các dự án khuyến công cho các xã xây dựng nông thôn mới, xây dựng chính sách khuyến khích thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất tại khu vực nông thôn và hỗ trợ nâng cao khả năng cạnh tranh của bảy sản phẩm công nghiệp nông thôn; Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm, góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn trên địa bàn./.
Với mục tiêu hỗ trợ làng nghề nâng cao chất lượng sản phẩm, Trung tâm Khuyến công tỉnh Vĩnh Long kết hợp với nguồn vốn của Chi cục Phát triển nông thôn đầu tư trang bị cho hợp tác xã máy cắt bánh và máy đóng gói hút chân không; Máy xay điện, triển khai dự án hỗ trợ cho xã viên làng nghề chuyển đổi từ sản xuất quy mô hộ gia đình sang cải tiến quy trình sản xuất sạch, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tổ chức hoạt động quảng bá, tiếp thị.
Nhờ vậy, sản phẩm bánh tráng cù lao Mây được kiểm tra chặt chẽ về chất lượng, quy cách, bao bì, khẳng định thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ các tỉnh khu vực đồng bằng sông Cửu Long và đưa vào tiêu thụ trong các siêu thị, nhà hàng, các điểm du lịch trong vùng.
Tại làng nghề trồng và se lõi cói xã Thanh Bình (huyện Vũng Liêm), nguồn vốn chương trình khuyến công hỗ trợ các hộ trang bị máy chẻ và se lõi cói, giúp các hộ tận dụng cói loại 2 se thành lõi cung ứng cho các cơ sở sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, tăng giá trị sản phẩm.
Theo ông Nguyễn Minh Tho, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Vĩnh Long, tuy nguồn vốn chương trình khuyến công quốc gia và kinh phí khuyến công địa phương đầu tư cho các dự án có quy mô vốn không lớn nhưng có ý nghĩa thiết thực trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất ở nông thôn phát triển sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn.
Năm 2012, cùng với hỗ trợ cho chín doanh nghiệp xây dựng các mô hình trình diễn kỹ thuật, ứng dụng thiết bị công nghệ mới, mô hình sản xuất sạch hơn…, chương trình khuyến công tỉnh Vĩnh Long tập trung hỗ trợ các cơ sở sản xuất nông thôn thông qua tổ chức 14 lớp tập huấn, đào tạo khởi sự doanh nghiệp và chín lớp dạy nghề, truyền nghề cho 310 lao động nông thôn.
Nguồn vốn khuyến công còn hỗ trợ các ngành sản xuất công nghiệp nông thôn xây dựng nhãn hiệu các sản phẩm: gốm đỏ Vĩnh Long, dưa cải muối chua Tân Định, khoai lang Bình Tân và cam sành Tân Hội.
Năm 2013, tỉnh Vĩnh Long ưu tiên bố trí các dự án khuyến công cho các xã xây dựng nông thôn mới, xây dựng chính sách khuyến khích thu hút doanh nghiệp đầu tư sản xuất tại khu vực nông thôn và hỗ trợ nâng cao khả năng cạnh tranh của bảy sản phẩm công nghiệp nông thôn; Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ cho sản phẩm, góp phần tạo động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn trên địa bàn./.
Huỳnh Kim Phượng (TTXVN)