Là đất nước bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, Việt Nam đã đưa ra nhiều biện pháp hợp lý để thích ứng mà nhiều nước nên học tập.
Nhận định trên được Tiến sĩ Rajendra K Pachauri, Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) đưa ra trong buổi họp báo nhanh trước Hội thảo quốc tế “Biến đổi khí hậu và các sự kiện khí hậu cực đoan tại Việt Nam” do Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ngày 17/8.
Theo ông Pachauri, khi hiện tượng khí hậu cực đoan xảy ra sẽ tác động tới sức khỏe, sản xuất nông nghiệp như mưa lớn tập trung, dồn dập... Do đó, các nhà hoạch định cần phải xây dựng kiến trúc, cơ sở hạ tầng để giảm thiểu rủi ro.
Phía IPCC nghiên cứu, đánh giá toàn diện xem rủi ro xảy ra là gì, khả năng ứng phó ra sao và đưa ra các mô hình ở mức toàn cầu. Tại các quốc gia cũng cần phải xây dựng mô hình để có chiến lược, chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là các nước bị ảnh hưởng nặng nề như Việt Nam.
Nhà khoa học từng đoạt giải Nobel Hòa bình cũng nhận định, Chính phủ Việt Nam mà cụ thể là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rất tập trung đến vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, người Việt Nam năng động, dễ thích nghi với tình huống khắc nghiệt. Bởi thế, một trong những mô hình nên học từ Việt Nam chính là việc dựa vào sức mạnh con người trong xã hội.
Bên cạnh đó, ông Pachauri khuyến nghị cần tăng cường các biện pháp như đầu tư hệ thống cảnh báo sớm, chính sách điều tiết của Nhà nước (điều tiết nước, hoạt động nông nghiệp, quy hoạch đô thị...).
Nói về khó khăn trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam, ông Pachauri cho rằng, đó chính là phải giảm nghèo, bởi người nghèo thường dễ bị tổn thương hơn khi thiên tai khắc nghiệt xảy ra vì họ không có nhiều điều kiện, khoa học kỹ thuật... để thích ứng. Và, với tình hình của Việt Nam thì cần có biện pháp thích ứng hơn là giảm thiểu.
Phó giáo sư, tiến sỹ Trần Thục, Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, thì bổ sung, khó khăn nhất ở Việt Nam chính là về nhận thức, sự hợp tác của các cơ quan, kiến thức về biến đổi khí hậu, công nghệ và tài chính. Để hạn chế những tồn tại, Việt Nam đã có những hợp tác với các tổ chức quốc tế để từng bước khắc phục và đến nay đã có những thành tựu đáng kể./.
Nhận định trên được Tiến sĩ Rajendra K Pachauri, Chủ tịch Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) đưa ra trong buổi họp báo nhanh trước Hội thảo quốc tế “Biến đổi khí hậu và các sự kiện khí hậu cực đoan tại Việt Nam” do Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP), Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức ngày 17/8.
Theo ông Pachauri, khi hiện tượng khí hậu cực đoan xảy ra sẽ tác động tới sức khỏe, sản xuất nông nghiệp như mưa lớn tập trung, dồn dập... Do đó, các nhà hoạch định cần phải xây dựng kiến trúc, cơ sở hạ tầng để giảm thiểu rủi ro.
Phía IPCC nghiên cứu, đánh giá toàn diện xem rủi ro xảy ra là gì, khả năng ứng phó ra sao và đưa ra các mô hình ở mức toàn cầu. Tại các quốc gia cũng cần phải xây dựng mô hình để có chiến lược, chính sách ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là các nước bị ảnh hưởng nặng nề như Việt Nam.
Nhà khoa học từng đoạt giải Nobel Hòa bình cũng nhận định, Chính phủ Việt Nam mà cụ thể là Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng rất tập trung đến vấn đề thích ứng với biến đổi khí hậu. Ngoài ra, người Việt Nam năng động, dễ thích nghi với tình huống khắc nghiệt. Bởi thế, một trong những mô hình nên học từ Việt Nam chính là việc dựa vào sức mạnh con người trong xã hội.
Bên cạnh đó, ông Pachauri khuyến nghị cần tăng cường các biện pháp như đầu tư hệ thống cảnh báo sớm, chính sách điều tiết của Nhà nước (điều tiết nước, hoạt động nông nghiệp, quy hoạch đô thị...).
Nói về khó khăn trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam, ông Pachauri cho rằng, đó chính là phải giảm nghèo, bởi người nghèo thường dễ bị tổn thương hơn khi thiên tai khắc nghiệt xảy ra vì họ không có nhiều điều kiện, khoa học kỹ thuật... để thích ứng. Và, với tình hình của Việt Nam thì cần có biện pháp thích ứng hơn là giảm thiểu.
Phó giáo sư, tiến sỹ Trần Thục, Viện trưởng Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường, thì bổ sung, khó khăn nhất ở Việt Nam chính là về nhận thức, sự hợp tác của các cơ quan, kiến thức về biến đổi khí hậu, công nghệ và tài chính. Để hạn chế những tồn tại, Việt Nam đã có những hợp tác với các tổ chức quốc tế để từng bước khắc phục và đến nay đã có những thành tựu đáng kể./.
Tại hội thảo, các nhà khoa học Việt Nam sẽ trao đổi cùng Tiến sĩ Pachauri để đưa ra các hướng nghiên cứu về ứng phó biến đổi khí hậu cũng như báo cáo đặc biệt về Quản lý rủi ro của các sự kiện cực đoan và thảm họa để tăng cường thích ứng với biến đổi khí hậu do IPCC công bố. Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, ông Nguyễn Minh Quang cho biết, những thông tin về khí hậu, thiên tai cùng các kịch bản của biến đổi khí hậu sẽ là những thông tin quan trọng giúp giới khoa học, các nhà hoạch định chính sách trong quá trình xây dựng, triển khai các chiến lược, kế hoạch... Ngoài ra, đây cũng là tiền đề để chúng ta đưa ra các phương án chủ động thích ứng với những tác động bất lợi của khí hậu. |
Trung Hiền (Vietnam+)