Vụ thảm sát đẫm máu tại ngôi làng Houla, miền Trung Syria, hôm 25/5 đã khiến cộng đồng quốc tế, trong đó có cả các đồng minh của Syria là Nga và Trung Quốc, kịch liệt lên án.
Thảm kịch này cho thấy bóng ma nội chiến ở đây đang ngày một rõ dạng, và rất có thể nó sẽ tạo ra một bước ngoặt trong cuộc khủng hoảng kéo dài hơn một năm nay tại quốc gia Trung Đông này.
Trong 14 tháng xung đột vừa qua do làn sóng biểu tình chống chính phủ ở Syria, vụ thảm sát hôm 22/5 vừa rồi tại làng Houla có lẽ là tồi tệ nhất khi có tới gần 50 trẻ em trong số hơn 100 người thiệt mạng.
Sự kiện đau lòng này đã khiến cả thế giới rúng động, nhiều quốc gia phương Tây hoặc là lập tức trục xuất đại diện ngoại giao của Syria, hoặc là khuyến cáo công dân của họ không nên đến đây để phản đối. Trưởng Phái bộ giám sát ngừng bắn của Liên hợp quốc đang có mặt tại Syria, Trung tướng Robert Mood đã cảnh báo rằng đất nước này đang đứng trước nguy cơ nội chiến.
Trong khi đó, phe đối lập Quân đội Tự do Syria (SFA) đã ra tối hậu thư cho Tổng thống Bashar al-Assad trong 48 giờ kể từ ngày 30/5 phải tuân thủ triệt để kế hoạch hòa bình 6 điểm do Đặc phái viên chung của Liên hợp quốc và Liên đoàn Arập (AL) Kofi Annan đưa ra, nếu không "sẽ phải chịu hậu quả.” Như vậy rõ ràng là bóng ma của một cuộc chiến huynh đệ tương tàn đang vật vờ và ngày một rõ dạng trong mọi ngõ ngách ở Syria.
Thảm kịch ở Houla xảy ra sau khi căng thẳng đã lên cao giữa người Hồi giáo dòng Sunni chiếm đa số, với người Alawite thiểu số của ông Assad, đặc biệt tại các khu vực vùng sâu vùng xa thuộc tỉnh Homs.
Tình trạng này cũng đã lây lan tới nhóm người Công giáo thiểu số tại Syria, ủng hộ chính quyền của ông Assad. Những thủ phạm gây ra vụ việc trên hẳn đã đạt được điều chúng muốn, là đẩy căng thẳng sắc tộc lên đến mức chưa từng thấy trong lịch sử Syria. Đáng tiếc là bấy lâu nay, người Hồi giáo Sunni ở Syria nổi tiếng là ôn hòa nhất thế giới Hồi giáo và “miễn dịch” trước chủ nghĩa bè phái. Nhưng người Sunni ở làng Houla trong những ngày vừa qua đã trở thành mục tiêu tấn công, khiến những người theo dòng Hồi giáo này bắt đầu cảm thấy mình đang là nạn nhân của một âm mưu diệt chủng. Nếu tình trạng “căng như dây đàn” này còn tiếp diễn, thì chắc chắn chuỗi các cuộc trả đũa sẽ nối tiếp nhau, khiến máu của những người vô tội sẽ đổ nhiều hơn, và mọi thứ, từ trường học, bệnh viện, đến nhà thờ, cầu cống, v.v rồi sẽ bị phá tan tành.
Nhìn từ một góc độ khác, vụ thảm sát đã gây ra một cuộc đấu khẩu ồn ào, các bên đều đổ lỗi cho nhau là thủ phạm. Damascus bác bỏ mọi dính líu và cáo buộc các phần tử khủng bố đã gây ra cái chết của hơn 100 nạn nhân, trong khi đó, phe đối lập lại bảo chính quân chính phủ là tác giả của vụ này, để rồi lấy cớ không tiếp tục tuân thủ kế hoạch hòa bình của ông Annan như đã cam kết.
Từ bên ngoài, Mỹ, Pháp và các nước phương Tây đều đổ riệt cho Damascus, trong khi Nga buộc tội cả hai bên(Chính phủ Syria và phe nổi dậy), còn Bắc Kinh không trực tiếp lên án chính phủ của ông Assad. Trước những phản ứng trái chiều như thế, chính các quan chức của Liên hợp quốc phải thừa nhận họ vẫn chưa biết chính xác ai đã gây ra vụ thảm sát này.
Trong khi nguyên nhân và thủ phạm chưa được ngã ngũ, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tiếp tục bị chia rẽ về cách giải quyết khủng hoảng tại Syria. Pháp cho rằng không nên loại trừ khả năng can thiệp quân sự, còn Mỹ lại sợ rằng giải pháp súng ống sẽ gây thêm đổ máu, rối loạn và bất ổn. Nga và Trung Quốc cho rằng tính chất dã man của cuộc thảm sát tại Houla chưa thể coi là nhân tố thay đổi cuộc chơi, và họ không ủng hộ việc trừng phạt Chính phủ Syria vì chưa rõ ai là thủ phạm gây ra vụ này.
Tình trạng bế tắc về ngoại giao trong khi máu tiếp tục đổ ở Syria đã vô hình chung phủ bóng đen lên kế hoạch hòa bình 6 điểm của ông Annan. Bất chấp việc kế hoạch này chính thức có hiệu lực từ ngày 12/4, đến nay bạo lực đã cướp đi thêm 1.990 mạng người. Nhiều nhà ngoại giao cho rằng đã đến lúc ông Annan nên tuyên bố đặt dấu chấm hết cho kế hoạch này. Nhưng quả là không dễ để làm như vậy, bởi điều đó chắc chắn sẽ đẩy bạo lực leo thang, sẽ làm cho đất nước trên 20 triệu dân đang ngổn ngang súng đạn và các vấn đề nan giải này, có thêm những nấm mồ mới.
Mọi chuyện lúc này dường như phụ thuộc vào Nga, và cả Trung Quốc nữa, những người đang lo ngại Syria rơi vào nội chiến, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới những lợi ích chiến lược của họ trong khu vực. Tuy nhiên, trên thực tế, thái độ của Nga và Trung Quốc có vẻ như đang có chiều hướng thay đổi khi cả hai đã đặt bút ký vào 3 nghị quyết của Hội đồng Bảo an về Syria, trong đó có Tuyên bố hôm 27/5, lên án vụ thảm sát Houla. Riêng Nga đã từng nói thẳng ra rằng ông Assad hoặc phải thay đổi cách hành xử hoặc Syria sẽ không còn nhận được sự ủng hộ của Mátxcơva nữa. Điều đó có nghĩa là vụ thảm sát Houla đã là một chất xúc tác cho một sự thay đổi tình hình cả ở bên trong lẫn bên ngoài Syria, làm sao để sớm chấm dứt bạo lực, để không có thêm nữa những cái chết oan uổng ở Syria, như mong mỏi của cộng đồng quốc tế./.
Thảm kịch này cho thấy bóng ma nội chiến ở đây đang ngày một rõ dạng, và rất có thể nó sẽ tạo ra một bước ngoặt trong cuộc khủng hoảng kéo dài hơn một năm nay tại quốc gia Trung Đông này.
Trong 14 tháng xung đột vừa qua do làn sóng biểu tình chống chính phủ ở Syria, vụ thảm sát hôm 22/5 vừa rồi tại làng Houla có lẽ là tồi tệ nhất khi có tới gần 50 trẻ em trong số hơn 100 người thiệt mạng.
Sự kiện đau lòng này đã khiến cả thế giới rúng động, nhiều quốc gia phương Tây hoặc là lập tức trục xuất đại diện ngoại giao của Syria, hoặc là khuyến cáo công dân của họ không nên đến đây để phản đối. Trưởng Phái bộ giám sát ngừng bắn của Liên hợp quốc đang có mặt tại Syria, Trung tướng Robert Mood đã cảnh báo rằng đất nước này đang đứng trước nguy cơ nội chiến.
Trong khi đó, phe đối lập Quân đội Tự do Syria (SFA) đã ra tối hậu thư cho Tổng thống Bashar al-Assad trong 48 giờ kể từ ngày 30/5 phải tuân thủ triệt để kế hoạch hòa bình 6 điểm do Đặc phái viên chung của Liên hợp quốc và Liên đoàn Arập (AL) Kofi Annan đưa ra, nếu không "sẽ phải chịu hậu quả.” Như vậy rõ ràng là bóng ma của một cuộc chiến huynh đệ tương tàn đang vật vờ và ngày một rõ dạng trong mọi ngõ ngách ở Syria.
Thảm kịch ở Houla xảy ra sau khi căng thẳng đã lên cao giữa người Hồi giáo dòng Sunni chiếm đa số, với người Alawite thiểu số của ông Assad, đặc biệt tại các khu vực vùng sâu vùng xa thuộc tỉnh Homs.
Tình trạng này cũng đã lây lan tới nhóm người Công giáo thiểu số tại Syria, ủng hộ chính quyền của ông Assad. Những thủ phạm gây ra vụ việc trên hẳn đã đạt được điều chúng muốn, là đẩy căng thẳng sắc tộc lên đến mức chưa từng thấy trong lịch sử Syria. Đáng tiếc là bấy lâu nay, người Hồi giáo Sunni ở Syria nổi tiếng là ôn hòa nhất thế giới Hồi giáo và “miễn dịch” trước chủ nghĩa bè phái. Nhưng người Sunni ở làng Houla trong những ngày vừa qua đã trở thành mục tiêu tấn công, khiến những người theo dòng Hồi giáo này bắt đầu cảm thấy mình đang là nạn nhân của một âm mưu diệt chủng. Nếu tình trạng “căng như dây đàn” này còn tiếp diễn, thì chắc chắn chuỗi các cuộc trả đũa sẽ nối tiếp nhau, khiến máu của những người vô tội sẽ đổ nhiều hơn, và mọi thứ, từ trường học, bệnh viện, đến nhà thờ, cầu cống, v.v rồi sẽ bị phá tan tành.
Nhìn từ một góc độ khác, vụ thảm sát đã gây ra một cuộc đấu khẩu ồn ào, các bên đều đổ lỗi cho nhau là thủ phạm. Damascus bác bỏ mọi dính líu và cáo buộc các phần tử khủng bố đã gây ra cái chết của hơn 100 nạn nhân, trong khi đó, phe đối lập lại bảo chính quân chính phủ là tác giả của vụ này, để rồi lấy cớ không tiếp tục tuân thủ kế hoạch hòa bình của ông Annan như đã cam kết.
Từ bên ngoài, Mỹ, Pháp và các nước phương Tây đều đổ riệt cho Damascus, trong khi Nga buộc tội cả hai bên(Chính phủ Syria và phe nổi dậy), còn Bắc Kinh không trực tiếp lên án chính phủ của ông Assad. Trước những phản ứng trái chiều như thế, chính các quan chức của Liên hợp quốc phải thừa nhận họ vẫn chưa biết chính xác ai đã gây ra vụ thảm sát này.
Trong khi nguyên nhân và thủ phạm chưa được ngã ngũ, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tiếp tục bị chia rẽ về cách giải quyết khủng hoảng tại Syria. Pháp cho rằng không nên loại trừ khả năng can thiệp quân sự, còn Mỹ lại sợ rằng giải pháp súng ống sẽ gây thêm đổ máu, rối loạn và bất ổn. Nga và Trung Quốc cho rằng tính chất dã man của cuộc thảm sát tại Houla chưa thể coi là nhân tố thay đổi cuộc chơi, và họ không ủng hộ việc trừng phạt Chính phủ Syria vì chưa rõ ai là thủ phạm gây ra vụ này.
Tình trạng bế tắc về ngoại giao trong khi máu tiếp tục đổ ở Syria đã vô hình chung phủ bóng đen lên kế hoạch hòa bình 6 điểm của ông Annan. Bất chấp việc kế hoạch này chính thức có hiệu lực từ ngày 12/4, đến nay bạo lực đã cướp đi thêm 1.990 mạng người. Nhiều nhà ngoại giao cho rằng đã đến lúc ông Annan nên tuyên bố đặt dấu chấm hết cho kế hoạch này. Nhưng quả là không dễ để làm như vậy, bởi điều đó chắc chắn sẽ đẩy bạo lực leo thang, sẽ làm cho đất nước trên 20 triệu dân đang ngổn ngang súng đạn và các vấn đề nan giải này, có thêm những nấm mồ mới.
Mọi chuyện lúc này dường như phụ thuộc vào Nga, và cả Trung Quốc nữa, những người đang lo ngại Syria rơi vào nội chiến, sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới những lợi ích chiến lược của họ trong khu vực. Tuy nhiên, trên thực tế, thái độ của Nga và Trung Quốc có vẻ như đang có chiều hướng thay đổi khi cả hai đã đặt bút ký vào 3 nghị quyết của Hội đồng Bảo an về Syria, trong đó có Tuyên bố hôm 27/5, lên án vụ thảm sát Houla. Riêng Nga đã từng nói thẳng ra rằng ông Assad hoặc phải thay đổi cách hành xử hoặc Syria sẽ không còn nhận được sự ủng hộ của Mátxcơva nữa. Điều đó có nghĩa là vụ thảm sát Houla đã là một chất xúc tác cho một sự thay đổi tình hình cả ở bên trong lẫn bên ngoài Syria, làm sao để sớm chấm dứt bạo lực, để không có thêm nữa những cái chết oan uổng ở Syria, như mong mỏi của cộng đồng quốc tế./.
Bích Liên (TTXVN)