Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vừa lên tiếng cảnh báo phần lớn các quốc gia trên thế giới hiện không có kế hoạch ngăn ngừa bệnh ung thư và cung cấp điều trị, chăm sóc cho bệnh nhân ung thư.
Trong thông báo ra ngày 1/2, WHO cho biết tổ chức này vừa tiến hành một cuộc khảo sát tại 185 nước trên thế giới và phát hiện ra rằng chưa đến một nữa trong số đó đầu tư thích đáng cho kế hoạch kiểm soát căn bệnh ung thư.
Đây thực sự là một vấn đề đáng lo ngại, bởi vì mỗi năm trên thế giới phát hiện được 13 triệu trường hợp ung thư mới và khoảng 7,6 triệu người bị tử vong do ung thư, con số này sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030.
Sự lơ là trong việc đối phó với căn bệnh chết người này đã lên mức đáng báo động tại các nước đang phát triển, nơi chiếm hơn 2/3 số bệnh nhân ung thư mới và tử vong mỗi năm.
WHO cũng chỉ ra rằng có tới 1/3 bệnh nhân ung thư bị chết liên quan tới "những nguy cơ có thể thay đổi" như thuốc lá, béo phì và sử dụng đồ có cồn độc hại, đồng thời nhấn mạnh nhiều bệnh ung thư có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm.
Chuyên gia Oleg Chestnov, người phụ trách các bệnh không truyền nhiễm và sức khỏe tâm thần của WHO, nhấn mạnh rằng bất cứ ở đâu trên Trái Đất này không nên coi căn bênh ung thư là "án tử hình," bởi vì hiện có nhiều phương pháp ngăn ngừa và điều trị nhiều bệnh ung thư đã được kiểm nghiệm trên thực tế.
Theo ông Chestnov, để giảm thiểu được những nguy cơ mắc bệnh ung thư, mỗi quốc gia cần phải soạn thảo chương trình kiểm soát ung thư toàn diện và bảo đảm bệnh nhân ung thư được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc và điều trị./.
Trong thông báo ra ngày 1/2, WHO cho biết tổ chức này vừa tiến hành một cuộc khảo sát tại 185 nước trên thế giới và phát hiện ra rằng chưa đến một nữa trong số đó đầu tư thích đáng cho kế hoạch kiểm soát căn bệnh ung thư.
Đây thực sự là một vấn đề đáng lo ngại, bởi vì mỗi năm trên thế giới phát hiện được 13 triệu trường hợp ung thư mới và khoảng 7,6 triệu người bị tử vong do ung thư, con số này sẽ tăng gấp đôi vào năm 2030.
Sự lơ là trong việc đối phó với căn bệnh chết người này đã lên mức đáng báo động tại các nước đang phát triển, nơi chiếm hơn 2/3 số bệnh nhân ung thư mới và tử vong mỗi năm.
WHO cũng chỉ ra rằng có tới 1/3 bệnh nhân ung thư bị chết liên quan tới "những nguy cơ có thể thay đổi" như thuốc lá, béo phì và sử dụng đồ có cồn độc hại, đồng thời nhấn mạnh nhiều bệnh ung thư có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm.
Chuyên gia Oleg Chestnov, người phụ trách các bệnh không truyền nhiễm và sức khỏe tâm thần của WHO, nhấn mạnh rằng bất cứ ở đâu trên Trái Đất này không nên coi căn bênh ung thư là "án tử hình," bởi vì hiện có nhiều phương pháp ngăn ngừa và điều trị nhiều bệnh ung thư đã được kiểm nghiệm trên thực tế.
Theo ông Chestnov, để giảm thiểu được những nguy cơ mắc bệnh ung thư, mỗi quốc gia cần phải soạn thảo chương trình kiểm soát ung thư toàn diện và bảo đảm bệnh nhân ung thư được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc và điều trị./.
(TTXVN)