Quỹ Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (WWF) tại Việt Nam cho biết, tổ chức này vừa khởi động ba dự án tập trung vào thúc đẩy nuôi trồng tôm bền vững, phát triển du lịch có trách nhiệm với du lịch sinh thái và phát triển dựa vào phát thải cácbon thấp tại Việt Nam.
Đây là ba dự án, được tài trợ bởi Tổ chức Hỗ trợ Phát triển Quốc tế Đan Mạch (DANIDA) với tổng giá trị lên tới 1,5 triệu USD và được thực hiện từ năm 2012 tới năm 2014.
Theo đó, WWF sẽ hợp tác chặt chẽ với các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp và các tổ chức dân sự xã hội trong toàn bộ quy trình từ lập kế hoạch, sản xuất và thương mại.
Ông Jacob Fjalland, cán bộ Quản lý Chương trình Greater Mekong, WWF Đan Mạch cho biết, việc nuôi trồng thủy sản, năng lượng và du lịch là ba trong số những ngành phát triển mạnh nhất hiện nay tại Việt Nam nhưng cũng tiềm tàng những rủi ro cao về môi trường và xã hội.
“Nếu phát triển đúng hướng, ba ngành này có tiềm năng rất lớn đối với việc phát triển nền kinh tế xanh bền vững. Đó cũng chính là mục tiêu mà WWF muốn khẳng định và đẩy mạnh thông qua các dự án này,” ông Jacob Fjalland nhấn mạnh.
Về phần cácbon thấp và phát triển năng lượng bền vững, WWF sẽ tập trung chủ yếu vào khai thác nguyên liệu hóa thạch để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của quốc gia. Dự án cũng làm việc chặt chẽ với các nhà hoạch định chính sách của tỉnh và các doanh nghiệp tư nhân tại tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Đối với du lịch có trách nhiệm và du lịch sinh thái, WWF sẽ hợp tác với các công ty du lịch, các vườn quốc gia và cộng đồng địa phương để phát triển mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại khu vực vườn quốc gia Cát Tiên và Bidoup Núi Bà.
Cùng với đó, WWF sẽ cung cấp các khóa đào tạo về quản lý đảm bảo quy trình sản xuất tôm phù hợp với các tiêu chuẩn Chứng nhận Nuôi trồng Thủy sản (ASC) với bộ tiêu chuẩn về sản xuất, thương mại và đầu tư có trách nhiệm, để nông dân sản xuất bền vững./.
Đây là ba dự án, được tài trợ bởi Tổ chức Hỗ trợ Phát triển Quốc tế Đan Mạch (DANIDA) với tổng giá trị lên tới 1,5 triệu USD và được thực hiện từ năm 2012 tới năm 2014.
Theo đó, WWF sẽ hợp tác chặt chẽ với các nhà hoạch định chính sách, doanh nghiệp và các tổ chức dân sự xã hội trong toàn bộ quy trình từ lập kế hoạch, sản xuất và thương mại.
Ông Jacob Fjalland, cán bộ Quản lý Chương trình Greater Mekong, WWF Đan Mạch cho biết, việc nuôi trồng thủy sản, năng lượng và du lịch là ba trong số những ngành phát triển mạnh nhất hiện nay tại Việt Nam nhưng cũng tiềm tàng những rủi ro cao về môi trường và xã hội.
“Nếu phát triển đúng hướng, ba ngành này có tiềm năng rất lớn đối với việc phát triển nền kinh tế xanh bền vững. Đó cũng chính là mục tiêu mà WWF muốn khẳng định và đẩy mạnh thông qua các dự án này,” ông Jacob Fjalland nhấn mạnh.
Về phần cácbon thấp và phát triển năng lượng bền vững, WWF sẽ tập trung chủ yếu vào khai thác nguyên liệu hóa thạch để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của quốc gia. Dự án cũng làm việc chặt chẽ với các nhà hoạch định chính sách của tỉnh và các doanh nghiệp tư nhân tại tỉnh Thừa Thiên-Huế.
Đối với du lịch có trách nhiệm và du lịch sinh thái, WWF sẽ hợp tác với các công ty du lịch, các vườn quốc gia và cộng đồng địa phương để phát triển mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại khu vực vườn quốc gia Cát Tiên và Bidoup Núi Bà.
Cùng với đó, WWF sẽ cung cấp các khóa đào tạo về quản lý đảm bảo quy trình sản xuất tôm phù hợp với các tiêu chuẩn Chứng nhận Nuôi trồng Thủy sản (ASC) với bộ tiêu chuẩn về sản xuất, thương mại và đầu tư có trách nhiệm, để nông dân sản xuất bền vững./.
Hùng Võ (Vietnam+)