Ngày 13/3, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Lào Cai cho biết, cơ quan này vừa tiến hành lấy mẫu hạt hướng dương chín nghi chứa độc tố gửi Viện kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia xét nghiệm.
Mặc dù tại một số địa phương trong cả nước thông báo chưa phát hiện ra mẫu hạt hướng dương có chứa hóa chất độc hại, nhưng do Lào Cai là tỉnh biên giới nên tình hình thực phẩm không rõ nguồn gốc tương đối phức tạp.
Qua kiểm tra tại các chợ Gốc Mít, Cốc Lếu (thành phố Lào Cai); Phố Ràng (Bảo Yên); Phố Lu (Bảo Thắng)… cơ quan chức năng đã phát hiện hầu hết hạt hướng dương được bày bán đều mang nhãn mác nước ngoài. Mọi chỉ dẫn trên bao bì đều ghi bằng tiếng nước ngoài và được đóng gói theo dạng túi ép chân không nên người tiêu dùng rất khó chọn sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để sử dụng.
Do vậy, các cơ quan chức năng liên quan đã quyết định kiểm tra và lấy mẫu hạt hướng dương để kiểm nghiệm.
Bà Nguyễn Thị Hải Anh, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Lào Cai cho biết trước những thông tin đa chiều, Chi cục đã khuyến cáo các cơ sở kinh doanh, chế biến trên địa bàn tỉnh không sử dụng các loại hóa chất tẩm ướp, bảo quản không có trong danh mục cho phép để chế biến, bảo quản; tuyệt đối không kinh doanh, sử dụng hạt hướng dương bị mốc, mọt, không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Đặc biệt, người tiêu dùng khi mua hạt hướng dương, nên chọn các loại hạt được bao gói bảo đảm vệ sinh, có màu sắc tự nhiên (không quá bóng, màu sắc sặc sỡ), có mùi thơm tự nhiên, không bị ẩm mốc hay có vị khác lạ.
Chi cục tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp cụ thể nhằm ngăn chặn, đẩy lùi thực phẩm không rõ nguồn gốc, như: đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng...
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Lào Cai cũng sẽ thông báo kết quả mẫu kiểm nghiệm hạt hướng dương trong thời gian sớm nhất, để phản ánh thông tin kịp thời tới người tiêu dùng./.
Mặc dù tại một số địa phương trong cả nước thông báo chưa phát hiện ra mẫu hạt hướng dương có chứa hóa chất độc hại, nhưng do Lào Cai là tỉnh biên giới nên tình hình thực phẩm không rõ nguồn gốc tương đối phức tạp.
Qua kiểm tra tại các chợ Gốc Mít, Cốc Lếu (thành phố Lào Cai); Phố Ràng (Bảo Yên); Phố Lu (Bảo Thắng)… cơ quan chức năng đã phát hiện hầu hết hạt hướng dương được bày bán đều mang nhãn mác nước ngoài. Mọi chỉ dẫn trên bao bì đều ghi bằng tiếng nước ngoài và được đóng gói theo dạng túi ép chân không nên người tiêu dùng rất khó chọn sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để sử dụng.
Do vậy, các cơ quan chức năng liên quan đã quyết định kiểm tra và lấy mẫu hạt hướng dương để kiểm nghiệm.
Bà Nguyễn Thị Hải Anh, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Lào Cai cho biết trước những thông tin đa chiều, Chi cục đã khuyến cáo các cơ sở kinh doanh, chế biến trên địa bàn tỉnh không sử dụng các loại hóa chất tẩm ướp, bảo quản không có trong danh mục cho phép để chế biến, bảo quản; tuyệt đối không kinh doanh, sử dụng hạt hướng dương bị mốc, mọt, không có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Đặc biệt, người tiêu dùng khi mua hạt hướng dương, nên chọn các loại hạt được bao gói bảo đảm vệ sinh, có màu sắc tự nhiên (không quá bóng, màu sắc sặc sỡ), có mùi thơm tự nhiên, không bị ẩm mốc hay có vị khác lạ.
Chi cục tiếp tục thực hiện nhiều biện pháp cụ thể nhằm ngăn chặn, đẩy lùi thực phẩm không rõ nguồn gốc, như: đẩy mạnh hoạt động thanh tra, kiểm tra, tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng...
Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Lào Cai cũng sẽ thông báo kết quả mẫu kiểm nghiệm hạt hướng dương trong thời gian sớm nhất, để phản ánh thông tin kịp thời tới người tiêu dùng./.
Nguyễn Thắng (TTXVN)