Theo báo cáo của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI), trong quý 1 năm nay có hơn 18.700 doanh nghiệp mới được thành lập, điều này cho thấy các doanh nghiệp vẫn duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh và có khả năng mở rộng quy mô.
Báo cáo của VCCI cũng chỉ ra các nhà đầu tư trong và ngoài nước vẫn đánh giá cao triển vọng trong và dài hạn của nền kinh tế và tin rằng Chính phủ đang có những bước đi đúng, các doanh nghiệp xác định chịu đựng khó khăn trong ngắn hạn để kiềm chế lạm phát để có được môi trường kinh tế vĩ mô tốt trong tương lai và đây cũng là cơ hội tốt để tái cấu trúc, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tuy nhiên, VCCI cho biết các chỉ số về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có chiều hướng xấu đi, đặc biệt là chí số về lợi nhuận, doanh số, hàng tồn kho, hiệu suất sử dụng máy móc và số lượng lao động. Tỷ lệ các doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất và giải thế trong năm 2011 và quý 1 năm nay chiếm 8,4%.
VCCI khẳng định việc các doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là việc bình thường trong nền kinh tế thị trường. Ở các nước phát triển, tỷ lệ doanh nghiệp giải thể trong 3 năm đầu sau khi thành lập khoảng 25-30%; còn ở Việt Nam, do năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn thấp, nên trong điều kiện khó khăn như hiện nay thì việc doanh nghiệp ngừng hoạt động hay giải thể tăng cao là điều dễ hiểu.
Theo số liệu khảo sát của VCCI, có khoảng 17% trong số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động và 4,4% doanh nghiệp giải thể để chuyển đổi ngành nghề sản xuất kinh doanh, gần 4,7% trong số doanh nghiệp giải thể để mua bán, sát nhập với các doanh nghiệp khác… Hiện tình hình chung của các doanh nghiệp là rất khó khăn như chi phí sản xuẩt kinh doanh tăng cao, sức mua giảm dẫn đến khó khăn của thị trường tiêu thụ, lượng hàng tồn kho lớn và tập trung chủ yếu ở một số ngành như bất động sản, xây dựng, công nghiệp chế biến, chế tạo, chăn nuôi, sản xuất lâm nghiệp, dịch vụ…
Trong bối cảnh đó, cộng đồng doanh nghiệp đã có một số kiến nghị về chính sách tài khóa trong việc hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí mở thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh như tăng tiến độ phân bổ và giải ngân cho các dự án đầu tư công trong kế hoạch, bảo đảm cung ứng vốn cho công trình, giải quyết đầu ra cho các ngành vật tư xây dựng, phụ tùng góp phần giải quyết tồn kho cho các doanh nghiệp và sớm đưa các công tình vào sử dụng.
Đặc biệt là có các chính sách giảm thuế và giãn thuế thu nhập doanh nghiệp, cụ thể là giảm 30 -50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm nay đối với hoạt động từ sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiếp tục gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2011; đẩy nhanh lộ trình giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 20% trong năm nay; kiểm soát chặt chẽ việc tăng chi phí đầu vào đối với doanh nghiệp; thực hiện nhiều biện phát khuyến khích thúc đẩy phát triển thị trường vốn để tạo điều kiện cho doanh nghiệp nguồn lực xã hội thông qua phát hành trái phiếu; hạn chế phát hành nợ của Chính phủ, để giảm sự chèn lấn đối với nợ của khu vực doanh nghiệp và hộ gia đình.
Bên cạnh đó, VCCI cũng đề nghị tiếp tục lộ trình giảm lãi suất một cách tích cực để giảm chi phí vốn cho doanh nghiệp; đề nghị Ngân hàng Nhà nước tăng cường chỉ đạo các ngân hàng thương mại và rà soát, phân loại nợ, cơ cấu lại các kỳ hạn trả nợ, tạo điều kiện tiếp tục cho vay vốn đối với các doanh nghiệp có dự án đầu tư có tác động kinh tế xã hội lớn; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vay vốn với lãi suất hợp lý.../.
Báo cáo của VCCI cũng chỉ ra các nhà đầu tư trong và ngoài nước vẫn đánh giá cao triển vọng trong và dài hạn của nền kinh tế và tin rằng Chính phủ đang có những bước đi đúng, các doanh nghiệp xác định chịu đựng khó khăn trong ngắn hạn để kiềm chế lạm phát để có được môi trường kinh tế vĩ mô tốt trong tương lai và đây cũng là cơ hội tốt để tái cấu trúc, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Tuy nhiên, VCCI cho biết các chỉ số về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có chiều hướng xấu đi, đặc biệt là chí số về lợi nhuận, doanh số, hàng tồn kho, hiệu suất sử dụng máy móc và số lượng lao động. Tỷ lệ các doanh nghiệp tạm ngừng sản xuất và giải thế trong năm 2011 và quý 1 năm nay chiếm 8,4%.
VCCI khẳng định việc các doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là việc bình thường trong nền kinh tế thị trường. Ở các nước phát triển, tỷ lệ doanh nghiệp giải thể trong 3 năm đầu sau khi thành lập khoảng 25-30%; còn ở Việt Nam, do năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp còn thấp, nên trong điều kiện khó khăn như hiện nay thì việc doanh nghiệp ngừng hoạt động hay giải thể tăng cao là điều dễ hiểu.
Theo số liệu khảo sát của VCCI, có khoảng 17% trong số doanh nghiệp tạm dừng hoạt động và 4,4% doanh nghiệp giải thể để chuyển đổi ngành nghề sản xuất kinh doanh, gần 4,7% trong số doanh nghiệp giải thể để mua bán, sát nhập với các doanh nghiệp khác… Hiện tình hình chung của các doanh nghiệp là rất khó khăn như chi phí sản xuẩt kinh doanh tăng cao, sức mua giảm dẫn đến khó khăn của thị trường tiêu thụ, lượng hàng tồn kho lớn và tập trung chủ yếu ở một số ngành như bất động sản, xây dựng, công nghiệp chế biến, chế tạo, chăn nuôi, sản xuất lâm nghiệp, dịch vụ…
Trong bối cảnh đó, cộng đồng doanh nghiệp đã có một số kiến nghị về chính sách tài khóa trong việc hỗ trợ doanh nghiệp giảm chi phí mở thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh như tăng tiến độ phân bổ và giải ngân cho các dự án đầu tư công trong kế hoạch, bảo đảm cung ứng vốn cho công trình, giải quyết đầu ra cho các ngành vật tư xây dựng, phụ tùng góp phần giải quyết tồn kho cho các doanh nghiệp và sớm đưa các công tình vào sử dụng.
Đặc biệt là có các chính sách giảm thuế và giãn thuế thu nhập doanh nghiệp, cụ thể là giảm 30 -50% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của năm nay đối với hoạt động từ sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, tiếp tục gia hạn nộp thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2011; đẩy nhanh lộ trình giảm thuế thu nhập doanh nghiệp xuống 20% trong năm nay; kiểm soát chặt chẽ việc tăng chi phí đầu vào đối với doanh nghiệp; thực hiện nhiều biện phát khuyến khích thúc đẩy phát triển thị trường vốn để tạo điều kiện cho doanh nghiệp nguồn lực xã hội thông qua phát hành trái phiếu; hạn chế phát hành nợ của Chính phủ, để giảm sự chèn lấn đối với nợ của khu vực doanh nghiệp và hộ gia đình.
Bên cạnh đó, VCCI cũng đề nghị tiếp tục lộ trình giảm lãi suất một cách tích cực để giảm chi phí vốn cho doanh nghiệp; đề nghị Ngân hàng Nhà nước tăng cường chỉ đạo các ngân hàng thương mại và rà soát, phân loại nợ, cơ cấu lại các kỳ hạn trả nợ, tạo điều kiện tiếp tục cho vay vốn đối với các doanh nghiệp có dự án đầu tư có tác động kinh tế xã hội lớn; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vay vốn với lãi suất hợp lý.../.
Thùy Dương (TTXVN)