Ngày 26/3, hai khách du lịch, một Israel và một Na Uy bị bắt cóc trước đó 4 ngày tại bán đảo Sinai của Ai Cập, đã được giải thoát.
Hãng thông tấn quốc gia MENA của Ai Cập cho biết hai du khách này được trả lại tự do nhờ những nỗ lực của bộ lạc Bedouin ở Bắc Sinai và họ ở trong tình trạng sức khỏe tốt, nhưng không cho biết chi tiết về các điều kiện giải thoát của họ.
Nữ du khách người Na Uy đã được chuyển đến thủ đô Cairo để từ đây cô đáp chuyến bay về nhà. Còn khách du lịch người Israel được đưa đến Taba, ở biên giới Ai Cập giáp với Israel.
Bộ Ngoại giao Na Uy đã xác nhận thông tin về việc công dân của quốc gia này đã được giải thoát. Đó là Ingvild Selvik, một bác sĩ nhi khoa 31 tuổi.
Một phát ngôn viên của bộ này nói: "Chúng tôi nhẹ cả người khi tình hình được làm sáng tỏ" và rõ ràng "Cô ấy được đối xử tốt và ở trong tình trạng sức khỏe tốt."
Về phía mình, cô Selvik nói với nhật báo Verdens Gang của Na Uy: "Đây là chuyến đi điên rồ nhất mà tôi đã tham gia" trong khi kể lại cuộc chạy như ma đuổi của chiếc xe bắt cóc họ trên các đụn cát và mối đe dọa đối với cô và người bạn đồng hành bất hạnh của cô.
"Nếu người ta không trả tự do cho các thành viên gia đình của họ bị giam giữ, họ sẽ không tha cho mạng sống của chúng tôi", cô Selvik nói và than rằng "Nếu sự việc kết thúc tồi tệ, tôi mới sống được có 31 năm."
Trả lời phỏng vấn đài phát thanh Israel, Amir Hassan Omar, du khách Israel gốc Ảrập, người xứ Nazareth, khẳng định rằng anh đã được giải thoát và rời Cairo đến Amman (Jordan), từ đây trở về Israel.
Biên tập viên Khaled Hassan cho biết: "Anh ấy kể cho chúng tôi nghe về chuyến đi này như một cơn ác mộng, anh ta cảm thấy rất hạnh phúc khi được tự do và nói rằng sẽ không bao giờ quay trở lại Sinai."
Trước đó, ngày 22/3 sáu người có vũ trang đi trên một chiếc xe tải đã chặn chiếc xe chở hai du khách nói trên và buộc hai người này phải đi theo họ.
Vụ bắt cóc người nước ngoài gia tăng trong hai năm qua ở bán đảo Sinai vì tình hình an ninh xấu đi kể từ khi chính quyền của Tổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ vào đầu năm 2011. Thời gian bị giam giữ, đôi khi trong một vài giờ, thường không kéo dài quá 48 giờ.
Những kẻ bắt cóc thường yêu cầu thả người thân của chúng bị cảnh sát giam giữ. Nguồn tin từ bộ lạc Bedouin đã cho biết rằng người ta muốn đổi hai khách du lịch lấy người thân bị cầm tù vì buôn bán ma túy./.
Hãng thông tấn quốc gia MENA của Ai Cập cho biết hai du khách này được trả lại tự do nhờ những nỗ lực của bộ lạc Bedouin ở Bắc Sinai và họ ở trong tình trạng sức khỏe tốt, nhưng không cho biết chi tiết về các điều kiện giải thoát của họ.
Nữ du khách người Na Uy đã được chuyển đến thủ đô Cairo để từ đây cô đáp chuyến bay về nhà. Còn khách du lịch người Israel được đưa đến Taba, ở biên giới Ai Cập giáp với Israel.
Bộ Ngoại giao Na Uy đã xác nhận thông tin về việc công dân của quốc gia này đã được giải thoát. Đó là Ingvild Selvik, một bác sĩ nhi khoa 31 tuổi.
Một phát ngôn viên của bộ này nói: "Chúng tôi nhẹ cả người khi tình hình được làm sáng tỏ" và rõ ràng "Cô ấy được đối xử tốt và ở trong tình trạng sức khỏe tốt."
Về phía mình, cô Selvik nói với nhật báo Verdens Gang của Na Uy: "Đây là chuyến đi điên rồ nhất mà tôi đã tham gia" trong khi kể lại cuộc chạy như ma đuổi của chiếc xe bắt cóc họ trên các đụn cát và mối đe dọa đối với cô và người bạn đồng hành bất hạnh của cô.
"Nếu người ta không trả tự do cho các thành viên gia đình của họ bị giam giữ, họ sẽ không tha cho mạng sống của chúng tôi", cô Selvik nói và than rằng "Nếu sự việc kết thúc tồi tệ, tôi mới sống được có 31 năm."
Trả lời phỏng vấn đài phát thanh Israel, Amir Hassan Omar, du khách Israel gốc Ảrập, người xứ Nazareth, khẳng định rằng anh đã được giải thoát và rời Cairo đến Amman (Jordan), từ đây trở về Israel.
Biên tập viên Khaled Hassan cho biết: "Anh ấy kể cho chúng tôi nghe về chuyến đi này như một cơn ác mộng, anh ta cảm thấy rất hạnh phúc khi được tự do và nói rằng sẽ không bao giờ quay trở lại Sinai."
Trước đó, ngày 22/3 sáu người có vũ trang đi trên một chiếc xe tải đã chặn chiếc xe chở hai du khách nói trên và buộc hai người này phải đi theo họ.
Vụ bắt cóc người nước ngoài gia tăng trong hai năm qua ở bán đảo Sinai vì tình hình an ninh xấu đi kể từ khi chính quyền của Tổng thống Hosni Mubarak bị lật đổ vào đầu năm 2011. Thời gian bị giam giữ, đôi khi trong một vài giờ, thường không kéo dài quá 48 giờ.
Những kẻ bắt cóc thường yêu cầu thả người thân của chúng bị cảnh sát giam giữ. Nguồn tin từ bộ lạc Bedouin đã cho biết rằng người ta muốn đổi hai khách du lịch lấy người thân bị cầm tù vì buôn bán ma túy./.
Hoàng Chiến/Cairo (Vietnam+)