Người phát ngôn của Thủ tướng Anh David Cameron ngày 12/8 cho biết Chính phủ Anhđang cân nhắc khả năng khởi kiện Tây Ban Nha lên các tòa án châu Âu sau khi nhàchức trách nước này tiếp tục những biện pháp kiểm soát chặt chẽ hơn đối với cácphương tiện đi qua tuyến đường xuyên biên giới giữa Tây Ban Nha và Gibraltar,vùng lãnh thổ hải ngoại thuộc Vương quốc Anh, trước đây từng là thuộc địa củaTây Ban Nha.
Theo người phát ngôn Văn phòng thủ tướng Anh, Chính phủ Anh cho rằng các biệnpháp kiểm soát gắt gao hơn từ phía Tây Ban Nha mang "động cơ chính trị và hoàntoàn không hài hòa," do đó phải chấm dứt những hành động trên. Phía Anh đang cânnhắc xem nên áp dụng hành động pháp lý nào và cho rằng vụ kiện này có thể là mộtbước đi "chưa từng có tiền lệ."
Động thái của Anh được đưa ra trong bối cảnh Chính phủ Tây Ban Nha trước đótuyên bố đang xem xét khả năng đưa vụ tranh chấp chủ quyền đối với Gibraltar ramột cơ quan có tính toàn cầu, như Liên hợp quốc, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốcvà Tòa án Công lý quốc tế ở La Hay.
Trong khi đó, Thủ tướng Tây Ban Nha Mariano Rajoy ngày 9/8 cho biết Madrid cóthể sẽ áp dụng "tất cả các hành động pháp lý cần thiết" để giải quyết những vụtranh cãi gần đây liên quan đến vùng lãnh thổ Gibraltar. Ông Rajoy hy vọng rằngcác cuộc đàm phán có thể giúp giải quyết vấn đề gây tranh cãi này.
Căng thẳng ngoại giao giữa Anh và Tây Ban Nha bắt nguồn từ việc nhà chức tráchGibraltar đặt các khối bêtông để tạo những vỉa đá ngầm nhân tạo trong lãnh hảicủa Gibraltar. Tây Ban Nha cho rằng hành động trên đã gây ảnh hưởng xấu đến cácngư trường của nước này.
Để trả đũa, từ cuối tháng trước, Tây Ban Nha đã tăng cường kiểm tra người vàphương tiện qua lại biên giới giữa nước này và Gibraltar khiến giao thông liêntục bị tắc nghẽn hàng giờ đồng hồ, ảnh hưởng đến hàng nghìn người dân thườngxuyên qua lại đây. Ngoài ra, Chính phủ Tây Ban Nha cũng đang có kế hoạch áp dụngthu phí 50 euro đối với những người đi lại qua biên giới với Gibraltar.
Gibraltar có diện tích chỉ 6,8km2, với khoảng 30.000 dân, nằm án ngữ ngay lốivào Địa Trung Hải duy nhất từ Đại Tây Dương. Tây Ban Nha kiểm soát vùng lãnh thổnày trước năm 1704, song sau một loạt biến động, Gibraltar trở thành thuộc địacủa Anh từ năm 1713.
Tuy Anh và Tây Ban Nha đã có thỏa thuận chia sẻ chủ quyền vùng đất này và ngườidân Gibraltar đã phản đối việc Gibraltar trở về Tây Ban Nha trong hai cuộc trưngcầu ý dân năm 1967 và 2002, nhưng Madrid vẫn gây áp lực để kiểm soát thành phốnày. Cho đến nay, Tây Ban Nha vẫn không công nhận chủ quyền của Anh đối với vùnglãnh hải quanh Gibraltar./.