Gìn giữ những giá trị tinh hoa ban đầu, đồng thời phát huy và bồi dưỡng, làm phong phú thêm văn hóa, nghệ thuật dân tộc, đặc biệt là dân ca vùng đồng bằng Nam Bộ là mục tiêu đặt ra tại hội thảo khoa học “Công tác bảo tồn và phát huy dân ca Nam Bộ,” do Nhà hát Ca múa nhạc dân tộc Bông Sen và Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức ngày 25/10.
Tại hội thảo, nhiều đại biểu là giáo sư, tiến sỹ, nghệ sỹ ưu tú đã bày tỏ những băn khoăn về thực trạng bảo tồn và phát huy nghệ thuật dân ca dân gian Nam Bộ hiện nay.
Tiến sỹ, nghệ sỹ ưu tú Nguyễn Bình Định, Phó Viện trưởng Viện Âm nhạc Việt Nam nhận xét, những chương trình, tiết mục biểu diễn về ca múa nhạc dân tộc mặc dù xuất hiện thường xuyên trên sân khấu, sóng phát thanh, truyền hình, nhưng không phải chương trình nào cũng đạt được chất lượng, đảm bảo về giá trị nội dung và nghệ thuật, đặc biệt là yếu tố “dân tộc, khoa học và đại chúng.”
Giáo sư, tiến sỹ Trần Văn Khê cho rằng cần đặc biệt chú trọng đến bảo tồn tích cực bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có dân ca Nam Bộ. Cần phổ biến rộng rãi tư liệu trong quảng đại quần chúng bằng mọi phương tiện hiện có và đưa dân ca trở lại với cuộc sống, thực hiện đúng chức năng của nó trong xã hội.
Giáo sư Khê cũng nhấn mạnh một trong những nguyên tắc chung phát triển bộ môn nghệ thuật là đi từ trong ra ngoài chứ không phải bằng cách vay mượn bừa bãi những yếu tố từ bên ngoài để ghép vào bên trong.
Phát triển dân ca có nhiều cách, có thể là đặt lời mới theo giai điệu cũ, như công việc mà các nhạc sỹ Lư Nhất Vũ, Phạm Thúy Hoan…đã thực hiện nhiều năm trước đây và rất thành công; có thể thêm những chữ có nghĩa để làm cho cấu trúc thi ca được phong phú hơn; hoặc đặt ra một giai điệu cho những câu vè, câu hát đồng dao để dễ nhớ, dễ thuộc hơn.
Giáo sư, nghệ sỹ Đặng Hoành Loan, nguyên Phó Viện trưởng Viện Âm nhạc Việt Nam cho rằng, trước sự phát triển kinh tế liên tục và không ngừng thì cách bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể này là cần tích cực đẩy mạnh sinh hoạt ca hát dân ca tại các nhà văn hóa xóm ấp.
Nên có chương trình ca hát dân ca định kỳ hàng tháng với nhiều cách tổ chức khác nhau như hát thi, hát đối, trao duyên, thi sáng tác lời cho dân ca.
Bên cạnh đó, cần xây dựng đội ngũ đoàn, đội ca múa nhạc dân gian Nam Bộ để học kỹ lưỡng tất cả các thể loại dân ca, dân nhạc cổ truyền các dân tộc ở Nam Bộ.
Đây là tiền đề để tiến tới xây dựng Nhà hát Hàn lâm Dân gian, nơi nghiên cứu, bảo tồn, và xây dựng các chương trình biểu diễn nghệ thuật dân gian trong sinh thái văn hóa truyền thống thu nhỏ; đồng thời cũng là cách để giữ lại các di sản cho muôn đời sau, giúp cho công tác giới thiệu và truyền bá nghệ thuật, văn hóa dân gian sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân./.
Tại hội thảo, nhiều đại biểu là giáo sư, tiến sỹ, nghệ sỹ ưu tú đã bày tỏ những băn khoăn về thực trạng bảo tồn và phát huy nghệ thuật dân ca dân gian Nam Bộ hiện nay.
Tiến sỹ, nghệ sỹ ưu tú Nguyễn Bình Định, Phó Viện trưởng Viện Âm nhạc Việt Nam nhận xét, những chương trình, tiết mục biểu diễn về ca múa nhạc dân tộc mặc dù xuất hiện thường xuyên trên sân khấu, sóng phát thanh, truyền hình, nhưng không phải chương trình nào cũng đạt được chất lượng, đảm bảo về giá trị nội dung và nghệ thuật, đặc biệt là yếu tố “dân tộc, khoa học và đại chúng.”
Giáo sư, tiến sỹ Trần Văn Khê cho rằng cần đặc biệt chú trọng đến bảo tồn tích cực bản sắc văn hóa dân tộc, trong đó có dân ca Nam Bộ. Cần phổ biến rộng rãi tư liệu trong quảng đại quần chúng bằng mọi phương tiện hiện có và đưa dân ca trở lại với cuộc sống, thực hiện đúng chức năng của nó trong xã hội.
Giáo sư Khê cũng nhấn mạnh một trong những nguyên tắc chung phát triển bộ môn nghệ thuật là đi từ trong ra ngoài chứ không phải bằng cách vay mượn bừa bãi những yếu tố từ bên ngoài để ghép vào bên trong.
Phát triển dân ca có nhiều cách, có thể là đặt lời mới theo giai điệu cũ, như công việc mà các nhạc sỹ Lư Nhất Vũ, Phạm Thúy Hoan…đã thực hiện nhiều năm trước đây và rất thành công; có thể thêm những chữ có nghĩa để làm cho cấu trúc thi ca được phong phú hơn; hoặc đặt ra một giai điệu cho những câu vè, câu hát đồng dao để dễ nhớ, dễ thuộc hơn.
Giáo sư, nghệ sỹ Đặng Hoành Loan, nguyên Phó Viện trưởng Viện Âm nhạc Việt Nam cho rằng, trước sự phát triển kinh tế liên tục và không ngừng thì cách bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể này là cần tích cực đẩy mạnh sinh hoạt ca hát dân ca tại các nhà văn hóa xóm ấp.
Nên có chương trình ca hát dân ca định kỳ hàng tháng với nhiều cách tổ chức khác nhau như hát thi, hát đối, trao duyên, thi sáng tác lời cho dân ca.
Bên cạnh đó, cần xây dựng đội ngũ đoàn, đội ca múa nhạc dân gian Nam Bộ để học kỹ lưỡng tất cả các thể loại dân ca, dân nhạc cổ truyền các dân tộc ở Nam Bộ.
Đây là tiền đề để tiến tới xây dựng Nhà hát Hàn lâm Dân gian, nơi nghiên cứu, bảo tồn, và xây dựng các chương trình biểu diễn nghệ thuật dân gian trong sinh thái văn hóa truyền thống thu nhỏ; đồng thời cũng là cách để giữ lại các di sản cho muôn đời sau, giúp cho công tác giới thiệu và truyền bá nghệ thuật, văn hóa dân gian sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân./.
Gia Thuận (TTXVN/Vietnam+)