Bill Clinton chỉ mới là cựu tổng thống được vài giờ khi ông nói trong bài phát biểu tạm biệt: “Tôi đã rời Nhà Trắng, nhưng tôi sẽ vẫn ở đây”. Những lời ấy có giá trị đến tận bây giờ. Clinton đã trở thành cựu tổng thống hoạt động chính trị tích cực nhất ở nước Mỹ thời hiện đại, và sẽ để lại di sản hai nhiệm kỳ của ông cho người hậu bối Barack Obama trong cuộc chiến tái cử với ngôi sao của phe Cộng hào Mitt Romney vào ngày 5/9 theo giờ Mỹ. Tổng thống thứ 42 của Mỹ, nắm quyền từ 1993 tới 2001, bị bủa vây bởi những vụ bê bối, tranh cãi chính trị với phe Cộng hòa và những lời nói dối đáng hổ thẹn. Nhưng sau cuộc đại suy thoái, nhiệm kỳ tổng thống của ông được coi là một thời đại hoàng kim với nước Mỹ, khi người dân Mỹ được sống trong hòa bình và sự thịnh vượng rộng rãi với tầng lớp trung lưu.
[Toàn cảnh đại hội đảng Dân chủ Mỹ] Clinton hiện vẫn được lòng dân không kém ngày ông nhậm chức: 66% người Mỹ có suy nghĩ tích cực về ông trong một cuộc thăm dò dư luận mới đây của CNN. Điều đó khiến trở thành một đồng minh quan trọng của Obama, dù mối quan hệ giữa họ là khá phức tạp khi ông Obama đã bóp chết giấc mơ thành nữ tổng thống Mỹ đầu tiên của vợ ông, bà Hillary Clinton. Ông Clinton càng quan trọng hơn trong chiến dịch của phe Dân chủ bởi ông là hình tượng của một nhóm đông cử tri mà ông Obama sẽ gặp khó khăn trong việc thuyết phục, bao gồm người da trắng và tầng lớp lao động ở các bang còn lưỡng lự. Sự xuất hiện của ông ở Charlotte, North Carolina sẽ giúp người Mỹ dễ lựa chọn hơn. Clinton, ở tuổi 66, chỉ lớn hơn Romney có bảy tháng, và ca ngợi tuổi trẻ của Obama là lập luận dễ hiểu với ông. “Ông ấy đã làm những điều tốt nhất có thể”, Clinton nói trong một buổi gây quỹ cho Obama hồi tháng 6. “Ông ấy sẽ làm tốt hơn nếu người Mỹ nói: Không, chúng tôi không muốn trở lại với những gì đã gây ra rắc rối trước kia. Chúng tôi muốn một nền kinh tế của thế kỷ 21”. Clinton cũng sẽ là nhân vật trung tâm trong các chiến dịch của phe Dân chủ với những lập luận mà ông đã nói 20 năm trước trong bài phát biểu nhận đề cử tại New York, nhấn mạnh vào xuất thân của ông là từ vùng Hope, Arkansas xa xôi và phe Cộng hòa không thể là một lựa chọn của tầng lớp trung lưu. Hiện ông chỉ hoạt động chủ yếu cho quỹ nhân đạo toàn cầu của mình, nhưng vẫn luôn có vai trò rất lớn mỗi lần tranh cử. “Clinton rất khác biệt… ông làm tổng thống khi còn tương đối trẻ, ông ấy phải rất được yêu mến mới có thể xuất hiện cả trong những quảng cáo tranh cử của Romney,” Dan Shea, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Colby, phân tích. Chiến dịch của Romney cũng mượn uy tín của ông Clinton bằng cách so sánh những năm 1990 thịnh vượng với nước Mỹ dưới thời Obama và cáo buộc tổng thống hiện giờ đang lật lại các cải cách phúc lợi của người tiền nhiệm. “Tổng thống Clinton có một lý lịch mà Tổng thống Obama không thể sánh được”, người phát ngôn của Romney, Ryan Williams, nói. “Thay vì vận động tranh cử bằng thành tích của mình, Barack Obama không biết xấu hổ khi dùng thành tích của người tiền nhiệm.” Quan hệ Clinton-Obama thực ra cũng không dễ dàng, dù cựu tổng thống đã không ít lần nói tốt cho đương kim tổng thống. Ứng viên Obama từng làm các trợ lý của Clinton nổi giận khi nói ông muốn trở thành một tổng thống chuyển đổi như Ronald Reagan. Clinton cũng từng gọi chiến dịch tranh cử nói nhiều về hy vọng và đổi thay của ông Obama là “chuyện cổ tích.”
[Toàn cảnh đại hội đảng Dân chủ Mỹ] Clinton hiện vẫn được lòng dân không kém ngày ông nhậm chức: 66% người Mỹ có suy nghĩ tích cực về ông trong một cuộc thăm dò dư luận mới đây của CNN. Điều đó khiến trở thành một đồng minh quan trọng của Obama, dù mối quan hệ giữa họ là khá phức tạp khi ông Obama đã bóp chết giấc mơ thành nữ tổng thống Mỹ đầu tiên của vợ ông, bà Hillary Clinton. Ông Clinton càng quan trọng hơn trong chiến dịch của phe Dân chủ bởi ông là hình tượng của một nhóm đông cử tri mà ông Obama sẽ gặp khó khăn trong việc thuyết phục, bao gồm người da trắng và tầng lớp lao động ở các bang còn lưỡng lự. Sự xuất hiện của ông ở Charlotte, North Carolina sẽ giúp người Mỹ dễ lựa chọn hơn. Clinton, ở tuổi 66, chỉ lớn hơn Romney có bảy tháng, và ca ngợi tuổi trẻ của Obama là lập luận dễ hiểu với ông. “Ông ấy đã làm những điều tốt nhất có thể”, Clinton nói trong một buổi gây quỹ cho Obama hồi tháng 6. “Ông ấy sẽ làm tốt hơn nếu người Mỹ nói: Không, chúng tôi không muốn trở lại với những gì đã gây ra rắc rối trước kia. Chúng tôi muốn một nền kinh tế của thế kỷ 21”. Clinton cũng sẽ là nhân vật trung tâm trong các chiến dịch của phe Dân chủ với những lập luận mà ông đã nói 20 năm trước trong bài phát biểu nhận đề cử tại New York, nhấn mạnh vào xuất thân của ông là từ vùng Hope, Arkansas xa xôi và phe Cộng hòa không thể là một lựa chọn của tầng lớp trung lưu. Hiện ông chỉ hoạt động chủ yếu cho quỹ nhân đạo toàn cầu của mình, nhưng vẫn luôn có vai trò rất lớn mỗi lần tranh cử. “Clinton rất khác biệt… ông làm tổng thống khi còn tương đối trẻ, ông ấy phải rất được yêu mến mới có thể xuất hiện cả trong những quảng cáo tranh cử của Romney,” Dan Shea, một nhà khoa học chính trị tại Đại học Colby, phân tích. Chiến dịch của Romney cũng mượn uy tín của ông Clinton bằng cách so sánh những năm 1990 thịnh vượng với nước Mỹ dưới thời Obama và cáo buộc tổng thống hiện giờ đang lật lại các cải cách phúc lợi của người tiền nhiệm. “Tổng thống Clinton có một lý lịch mà Tổng thống Obama không thể sánh được”, người phát ngôn của Romney, Ryan Williams, nói. “Thay vì vận động tranh cử bằng thành tích của mình, Barack Obama không biết xấu hổ khi dùng thành tích của người tiền nhiệm.” Quan hệ Clinton-Obama thực ra cũng không dễ dàng, dù cựu tổng thống đã không ít lần nói tốt cho đương kim tổng thống. Ứng viên Obama từng làm các trợ lý của Clinton nổi giận khi nói ông muốn trở thành một tổng thống chuyển đổi như Ronald Reagan. Clinton cũng từng gọi chiến dịch tranh cử nói nhiều về hy vọng và đổi thay của ông Obama là “chuyện cổ tích.”
Ông Bill Clinton vẫn rất được lòng người dân Mỹ (Nguồn: AFP)
Nhưng việc ông Obama chọn bà Hillary Clinton làm bộ trưởng ngoại giao và những thông điệp của ông về di sản Clinton đã mang họ tới gần nhau hơn. Về mặt phong cách, họ cũng hoàn toàn đối lập. Bill Clinton thở ra hơi thở chính trị, trong khi Obama là một người giỏi hơn về khơi gợi cảm xúc. Đứng trước một đám đông, ông Obama tạo ra cảm giác của một phong trào tôn giáo, khiến người nghe cảm thấy họ là một phần của điều gì đó thật lớn lao. Còn với Clinton, mỗi người nghe cảm thấy ông như đang nói chuyện trực tiếp với họ. Ông Obama tìm kiếm cảm xúc dâng trào, trong khi Clinton khiến người nghe cảm thấy ông có lý và tóm tắt nhiều điều to tát chỉ trong vài từ. Cuối cùng, ông Clinton cũng mang đến rủi ro cho phe Dân chủ khi có nguy cơ che mờ người cần phải chiến thắng, ông Obama./.
Trần Trọng (Vietnam+)