Liên quan đến vụ hàng trăm công nhân “sập bẫy” gian hàng điện tử mà TTXVN đã phản ánh, chiều 26/7, ông Nguyễn Quang Tuyến, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Dương đã chỉ đạo Thanh tra Sở vào cuộc, khẩn trương kiểm tra hai trang thương mại điện tử “Gobay” và "Viphdp.vn" có chi nhánh văn phòng tại phường An Thạnh, thị xã Thuận An để làm rõ chức năng hoạt động mua bán gian hàng điện tử ảo trong thời gian vừa qua.
Sở cũng lên tiếng cảnh báo việc hoạt động thiếu minh bạch của các gian hàng điện tử này đã khiến hàng trăm công nhân mất hàng tỷ đồng.
Cũng liên quan đến vụ việc trên, ông Nguyễn Thành Danh, Phó Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương Bình Dương cho biết Chi cục đang phối hợp với Công an thị xã Thuận An tập trung làm rõ vấn đề này.
Qua điều tra, xác minh thực tế cho thấy đa phần công nhân thiếu hiểu biết về việc mua bán gian hàng điện tử nên đã đóng tiền vào mở gian hàng ảo với mong muốn có việc làm để được hưởng lương; ngoài ra, công nhân không biết gì về mua bán, trao đổi hàng hoá trên mạng.
Tuy nhiên, vì thiếu hiểu biết nên phần lớn công nhân sau khi tham gia không ký hợp đồng rõ ràng, thiếu các chứng từ, hóa đơn để đối chứng đóng tiền 2,8 triệu đồng cho việc mở một gian hàng điện tử nên đã gặp bất lợi trong việc tranh chấp đòi quyền lợi.
Như TTXVN đã đưa tin, thời gian qua, hàng trăm công nhân ở Bình Dương chỉ vì tin vào tiếp thị của các trang thương mại điện tử đã đóng hàng trăm triệu đồng mở gian hàng điện tử.
Để mau chóng có nhiều tiền, khi giới thiệu được một người khác mua gian hàng thì người “môi giới” hưởng 600.000 đồng trong số 2,8 triệu đồng; nếu giới thiệu 6 triệu đồng thì hưởng 1,5 triệu đồng; khi trở thành hội viên VIP, sẽ có mức thu nhập từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu/tháng.
Chiêu thức trên đã lôi kéo hàng trăm người đóng hàng trăm triệu đồng mở mạng lưới gian hàng điện tử. Kết cục là nhiều người "nhảy vào chơi" đều trắng tay, tiền mất tật mang vì bị các trang thương mại điện tử ảo lừa bịp./.
Sở cũng lên tiếng cảnh báo việc hoạt động thiếu minh bạch của các gian hàng điện tử này đã khiến hàng trăm công nhân mất hàng tỷ đồng.
Cũng liên quan đến vụ việc trên, ông Nguyễn Thành Danh, Phó Chi cục trưởng Chi cục quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương Bình Dương cho biết Chi cục đang phối hợp với Công an thị xã Thuận An tập trung làm rõ vấn đề này.
Qua điều tra, xác minh thực tế cho thấy đa phần công nhân thiếu hiểu biết về việc mua bán gian hàng điện tử nên đã đóng tiền vào mở gian hàng ảo với mong muốn có việc làm để được hưởng lương; ngoài ra, công nhân không biết gì về mua bán, trao đổi hàng hoá trên mạng.
Tuy nhiên, vì thiếu hiểu biết nên phần lớn công nhân sau khi tham gia không ký hợp đồng rõ ràng, thiếu các chứng từ, hóa đơn để đối chứng đóng tiền 2,8 triệu đồng cho việc mở một gian hàng điện tử nên đã gặp bất lợi trong việc tranh chấp đòi quyền lợi.
Như TTXVN đã đưa tin, thời gian qua, hàng trăm công nhân ở Bình Dương chỉ vì tin vào tiếp thị của các trang thương mại điện tử đã đóng hàng trăm triệu đồng mở gian hàng điện tử.
Để mau chóng có nhiều tiền, khi giới thiệu được một người khác mua gian hàng thì người “môi giới” hưởng 600.000 đồng trong số 2,8 triệu đồng; nếu giới thiệu 6 triệu đồng thì hưởng 1,5 triệu đồng; khi trở thành hội viên VIP, sẽ có mức thu nhập từ vài chục triệu đến hàng trăm triệu/tháng.
Chiêu thức trên đã lôi kéo hàng trăm người đóng hàng trăm triệu đồng mở mạng lưới gian hàng điện tử. Kết cục là nhiều người "nhảy vào chơi" đều trắng tay, tiền mất tật mang vì bị các trang thương mại điện tử ảo lừa bịp./.
Dương Chí Tưởng (TTXVN)