Không nằm ngoài dự đoán của giới quan sát quốc tế, sau hai tuần làm việc, Hội nghị lần thứ 18 Công ước Khung Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP-18), diễn ra tại thủ đô Doha của Qatar từ ngày 26/11 vừa qua, đã không thể bế mạc đúng kế hoạch là ngày 7/12 và phải kéo dài sang ngày 8/12.
Phát biểu tại phiên họp với sự tham dự các đại biểu đến từ gần 200 nước trên thế giới, Chủ tịch COP-18, ông Abdullah bin Hamad al-Attiyah bày tỏ hy vọng hội nghị sẽ bế mạc với một thỏa thuận chấp nhận được cho phần lớn các nước nhằm đẩy mạnh các nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Tại hội nghị, các nước thống nhất quan điểm gia hạn Nghị định thư Kyoto (từ ngày 1/1/2013), còn được gọi là Nghị định thư "hậu Kyoto," đảm bảo sự tiếp nối của văn kiện này và lập kế hoạch hành động theo tinh thần Tuyên bố Durban - một cơ chế đàm phán mới về khí thải nhà kính.
Tuy nhiên, các đại biểu vẫn bất đồng về vấn đề hỗ trợ tài chính cho các nước nghèo để đối phó với tình trạng Trái Đất ấm lên và chuyển đổi sang nền kinh tế sử dụng nhiều nguồn năng lượng tái sinh, thân thiện với môi trường.
Những nước nghèo yêu cầu các quốc gia phương Tây cần cam kết cắt giảm khí cácbon nhanh và nhiều hơn trong nghị định thư mới, cũng như chấp thuận gói tài trợ mới từ năm 2013 để giúp nước nghèo đối phó với nạn hạn hán, lũ lụt, bão và nước biển dâng. Trong khi đó, các nước phát triển đang gặp khó khăn tài chính không sẵn sàng chi thêm các khoản tiền lớn.
Nghị định thư Kyoto là thỏa thuận quốc tế duy nhất mang tính ràng buộc đối với các nước phát triển về giảm lượng khí thải nhà kính - nguyên nhân chính làm Trái Đất nóng lên. Nghị định thư này được công bố năm 1997 tại một hội nghị quốc tế về chống biến đổi khí hậu, họp tại cố đô Kyoto của Nhật Bản.
Nghị định thư chính thức có hiệu lực ngày 16/2/2005, quy định đến năm 2012 các nước công nghiệp phải giảm lượng khí thải nhà kính trung bình đi 7-8% so với lượng khí thải năm 1990. Mặc dù về ý nghĩa là rất tích cực, nhưng cho đến nay Nghị định thư Kyoto trên thực tế vẫn được xem là không khả thi. Và trong khi thời hạn 2012 sắp kết thúc, thế giới tiếp tục chạy đua với thời gian với hy vọng cho ra đời một thỏa thuận quốc tế mới về chống biến đổi khí hậu.
Tiến trình thương lượng về chống biến đổi khí hậu đã kéo dài nhiều năm qua nhưng chưa đạt được mục đích chính, các cuộc đối thoại diễn ra khá chậm và phải đối mặt với nhiều ý kiến trái chiều.
Theo một báo cáo mới nhất của Liên hợp quốc, lượng khí thải CO2 đã tăng thêm 20% từ năm 2000, và gần đây nhất một dự án nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng chỉ ra nhiệt độ Trái Đất đã tăng thêm 4 độ C so với thời kỳ trước khi ngành công nghiệp thế giới bùng nổ (sau thập niên 1950), và cao hơn mục tiêu 2 độ C mà Liên hợp quốc đặt ra./.
Phát biểu tại phiên họp với sự tham dự các đại biểu đến từ gần 200 nước trên thế giới, Chủ tịch COP-18, ông Abdullah bin Hamad al-Attiyah bày tỏ hy vọng hội nghị sẽ bế mạc với một thỏa thuận chấp nhận được cho phần lớn các nước nhằm đẩy mạnh các nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Tại hội nghị, các nước thống nhất quan điểm gia hạn Nghị định thư Kyoto (từ ngày 1/1/2013), còn được gọi là Nghị định thư "hậu Kyoto," đảm bảo sự tiếp nối của văn kiện này và lập kế hoạch hành động theo tinh thần Tuyên bố Durban - một cơ chế đàm phán mới về khí thải nhà kính.
Tuy nhiên, các đại biểu vẫn bất đồng về vấn đề hỗ trợ tài chính cho các nước nghèo để đối phó với tình trạng Trái Đất ấm lên và chuyển đổi sang nền kinh tế sử dụng nhiều nguồn năng lượng tái sinh, thân thiện với môi trường.
Những nước nghèo yêu cầu các quốc gia phương Tây cần cam kết cắt giảm khí cácbon nhanh và nhiều hơn trong nghị định thư mới, cũng như chấp thuận gói tài trợ mới từ năm 2013 để giúp nước nghèo đối phó với nạn hạn hán, lũ lụt, bão và nước biển dâng. Trong khi đó, các nước phát triển đang gặp khó khăn tài chính không sẵn sàng chi thêm các khoản tiền lớn.
Nghị định thư Kyoto là thỏa thuận quốc tế duy nhất mang tính ràng buộc đối với các nước phát triển về giảm lượng khí thải nhà kính - nguyên nhân chính làm Trái Đất nóng lên. Nghị định thư này được công bố năm 1997 tại một hội nghị quốc tế về chống biến đổi khí hậu, họp tại cố đô Kyoto của Nhật Bản.
Nghị định thư chính thức có hiệu lực ngày 16/2/2005, quy định đến năm 2012 các nước công nghiệp phải giảm lượng khí thải nhà kính trung bình đi 7-8% so với lượng khí thải năm 1990. Mặc dù về ý nghĩa là rất tích cực, nhưng cho đến nay Nghị định thư Kyoto trên thực tế vẫn được xem là không khả thi. Và trong khi thời hạn 2012 sắp kết thúc, thế giới tiếp tục chạy đua với thời gian với hy vọng cho ra đời một thỏa thuận quốc tế mới về chống biến đổi khí hậu.
Tiến trình thương lượng về chống biến đổi khí hậu đã kéo dài nhiều năm qua nhưng chưa đạt được mục đích chính, các cuộc đối thoại diễn ra khá chậm và phải đối mặt với nhiều ý kiến trái chiều.
Theo một báo cáo mới nhất của Liên hợp quốc, lượng khí thải CO2 đã tăng thêm 20% từ năm 2000, và gần đây nhất một dự án nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới (WB) cũng chỉ ra nhiệt độ Trái Đất đã tăng thêm 4 độ C so với thời kỳ trước khi ngành công nghiệp thế giới bùng nổ (sau thập niên 1950), và cao hơn mục tiêu 2 độ C mà Liên hợp quốc đặt ra./.
(TTXVN)